Trọn Bộ Kỹ Năng Giao Tiếp Qua Điện Thoại Trong Kinh Doanh Giúp Bạn Thành Công

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển không ngừng như hiện nay, việc giao tiếp qua điện thoại dường như đã không còn quá mới mẻ với chúng ta. Công việc này tưởng như sẽ khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi những kỹ năng cần thiết. Bởi chỉ cần một lần sơ suất bạn sẽ làm mất thiện cảm của đối tác. Vậy, hãy học hỏi kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh ngay sau đây bạn nhé!

1. Chuẩn bị phần nội dung trước khi điện thoại

Hãy tưởng tượng nếu như người nghe đã nhấc máy mà bạn vẫn chưa thể hình dung bản thân sẽ trình bày, diễn đạt những gì thì đúng thật là tệ hại đúng không nào. Việc khách hàng dành thời gian để nghe hết cuộc nói chuyện của chúng ta là một điều rất đáng quý. Do đó hãy trân trọng từng phút giây để được giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng.

Để tránh dẫn đến tình huống khách hàng cảm thấy nhàm chán và muốn ngắt máy ngang. Nếu có chuẩn bị trước phần nội dung rõ ràng từ mở đầu, dẫn dắt, kết thúc sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp với đối phương. Theo thống kê thì thời lượng vàng để cuộc gọi đạt được kết quả tốt chính là từ 30 giây đến hết phút đầu tiên. Vì vậy hãy sắp xếp các ý quan trọng dẫn dắt đầu tiên trong cuộc gọi, bạn nhé!

2. Chuẩn bị quyển sổ ghi chú trong tầm mắt

Trước khi bắt đầu quay số điện thoại thì bạn cần chuẩn bị sẵn một quyển sổ và cây bút để trước mặt nhằm dễ dàng ghi lại những thông tin quan trọng. Thông qua thói quen tốt này, bạn sẽ không thể bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào trong cuộc nói chuyện. Từ đó, khách hàng sẽ có thể tiếp thu trọn vẹn nội dung cuộc hội thoại và chủ động đặt ra các câu hỏi mà họ đang thắc mắc.

Đặc biệt, khi khách hàng chủ động liên hệ thể hiện việc hứng thú với nội dung mà bạn tư vấn thì lúc đó càng cần phải khai thác thông tin. Ghi chép đầy đủ để lưu trữ lại dữ liệu phục vụ cho việc marketing sau này.

3. Thời điểm gọi điện thoại là yếu tố quan trọng

Trong số những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh thì giờ giấc cũng góp phần không nhỏ dẫn đến thành công hay thất bại. Bạn nên tránh gọi vào các thời điểm nghỉ ngơi thư giãn, ngoài giờ làm việc như sáng tinh mơ, giữa trưa hay tối trước khi ngủ.

Con người thường không có xu hướng tiếp nhận thêm bất kỳ thông tin nào nếu họ đã xác định nghỉ ngơi. Để cuộc tư vấn diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất, bạn hãy khôn ngoan và chọn lựa khung giờ thích hợp nhất để gọi điện.

Trong trường hợp mà khách từ chối nghe điện thoại thì bạn nên khéo léo hỏi lại khách xem thời điểm nào là thích hợp nhất để có thể gọi lại trao đổi.

4. Lưu ý cách xưng hô và mục đích

Chúng ta không thể nào gọi điện cho khách hàng mà ăn nói trống không, phải chú ý cách xưng hô, chào hỏi, xưng tên thích hợp. Ở mục này, bạn nên giới thiệu tên, tên công ty, chức danh cho đối phương được nắm thông tin cơ bản từ bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi lại thông tin của người nhấc máy để đảm bảo đó chính là đối tượng mà bạn cần trao đổi.

Tiếp đó, ở bước này, bạn nên nêu lên mục đích của cuộc gọi để người nghe nhận biết được vấn đề mà bạn chuẩn bị đề cập đến. Nếu khách hàng đang bận hoặc không hứng thú thì chúng ta có thể dừng ngay tại bước này.

5. Luôn có thái độ thân thiện, tích cực

Chúng ta sẽ không thể nào biết được phong thái, vẻ ngoài của người đối diện nếu chỉ trao đổi qua điện thoại. Tuy nhiên thì thông qua giọng nói, thái độ nói chuyện có thể khiến cho cuộc hội thoại diễn ra tự nhiên thoải mái và dễ dàng hơn. Hãy lưu ý giữ vẻ hòa nhã, thân thiện và nhẹ nhàng để truyền tải những thông điệp tích cực, thuận tai cho người nghe. Từ đó sẽ đạt được kết quả như mong muốn mà không cần phải mất bất cứ cái gì.

Thông qua những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh được đề cập bên trên, bạn đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm bổ ích chưa nào? Nếu bạn thực hiện đầy đủ những công việc ấy, bạn sẽ luôn cảm thấy tràn đầy tự tin và sẵn sàng nhấc máy trao đổi thông tin sản phẩm ngay cả với khách hàng khó tính nhất. Chúc bạn thành công trong công việc nhé!

Cách xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới

Môi trường làm việc công sở hay bất kỳ môi trường nào cũng đều có phân chia cấp bậc. Vì thế mà việc ứng xử trở nên rất quan trọng đòi hỏi sao cho thật phù hợp, đúng người, đúng chỗ, đúng lúc. Nếu thực hiện đúng những bí quyết xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới sau đây, bạn sẽ tích góp thêm cho mình những giá trị và lợi ích trong công việc.

Đừng tiếc một lời tuyên dương

Theo khảo sát, những nhà lãnh đạo thành công trên thương trường luôn biết cách giúp nhân viên của mình làm tốt và công nhận chúng bằng một phần thưởng xứng đáng. Vật chất thì rất quan trọng nhưng người lãnh đạo đừng quên dành ra lời khen ngợi để tuyên dương nhân viên xuất sắc nhé!

Một ý tưởng mới, một phương án kinh doanh mới, một chỉ tiêu vượt ngoài mong đợi,… đều là những đóng góp quý báu của cấp dưới. Một lời khen lúc này là rất cần thiết vì nó có tác dụng động viên, khuyến khích những người nhân viên tạo động lực cống hiến, sáng tạo, say mê với công việc hơn nữa. Việc lựa chọn thời điểm, từ ngữ thích hợp tựa như lời có cánh giúp đam mê của nhân viên được bay xa hơn, một kết quả đáng mong đợi hơn bao giờ hết.

Khiển trách đúng cách, đúng lúc

Bên cạnh những lời tuyên dương thì phải có những lúc cấp trên cần phải phê bình, khiển trách, góp ý cấp dưới của mình. Tuy nhiên, khen chê là cả một nghệ thuật, đặc biệt là lời phê bình rất khó để đưa ra để thuận ý đôi bên. Là một nhà lãnh đạo tốt thì không thể nào “nhắm mắt làm ngơ” những sai sót của nhân viên vì chính điều này sẽ làm công việc trở nên kém hiệu quả. Đừng ngần ngại góp ý nhân viên của mình khi họ không làm tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, bậc lãnh đạo của nên tìm hiểu xem nguyên nhân của những sai phạm ấy từ đâu, tránh đưa ra lời phê bình nếu xuất phát từ bản thân người sếp giao việc quá khả năng. Nhìn chung, vẫn là kỹ năng khiển trách đúng cách sẽ giúp người sếp chiếm thêm lòng tin yêu và sự tôn trọng với cấp dưới của mình.

Làm chủ cảm xúc của chính mình

Cảm xúc là thứ khó điều khiển và kiểm soát nhất, đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện, nhất là các bậc lãnh đạo. Một phút bốc đồng, nóng giận sẽ dẫn đến những hệ lụy to lớn với cả một doanh nghiệp. Kể cả cảm xúc có dâng cao đến đây cũng phải giữ bình tĩnh, tìm ra cách giải quyết tốt nhất chứ không thể la hét, bực tức, trút tất cả lên nhân viên. Điều này vô tình làm cấp dưới mệt mỏi và ức chế thêm, từ đó làm việc trong gượng ép không đem lại kết quả tốt. Một người lãnh đạo giỏi phải là người biết kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình.

Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau

Trong các cách xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới, có một yếu tố không kém phần quan trọng, chính là phải có sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi một người nhân viên đều có điểm khác biệt, vì thế người sếp phải biết cách quan sát, lắng nghe và điều chỉnh sao cho thích hợp nhất. Hãy đối xử với nhân viên bằng sự tôn trọng và đưa ra những ý kiến bổ ích giúp họ phát triển hơn trong công việc. Bất cứ ai nếu được chăm lo đời sống tinh thần tốt đẹp thì công việc đều tốt lên rất nhiều. Việc xây dựng niềm tin sẽ giúp cấp trên rút ngắn khoảng cách với nhân viên của mình

Thấu hiểu nhân viên

Để thực hiện được điều này, bạn phải là một nhà lãnh đạo sâu sát với các nhân viên, từ đó sẽ nhìn nhận ra năng lực, sở trường và cách khắc phục những yếu điểm của họ. Đồng thời, người sếp cũng cần phải quan tâm đến những khó khăn, trở ngại, kiến nghị của nhân viên để đưa ra cách giải quyết ổn thỏa đôi bên. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận được sự nể trọng, yêu mến từ cấp dưới của mình, xây dựng sự đoàn kết, tạo động lực hoàn thành mục tiêu chưa bao giờ dễ dàng đến thế!

Tạo không khí vui vẻ trong môi trường làm việc

Chúng ta không thể nào làm việc trong một môi trường đầy mâu thuẫn và mệt mỏi, vậy nên người lãnh đạo chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái trong mọi tình huống. Dù cuộc họp có đang diễn ra căng thẳng đến đâu, chỉ cần một câu nói hài hước, một lời khen nho nhỏ cũng đủ để xoa dịu không khí. Bên cạnh công việc, người sếp cũng nên đưa ra những kế hoạch vui chơi giải trí sau giờ làm để gắn kết nhân viên và giảm những xung đột không đáng có.

Như đã chia sẻ, mối quan hệ cấp trên và cấp dưới luôn cần được vun đắp từ hai phía. Nếu tình cảm này thăng tiến sẽ khiến cho đôi bên có động lực làm việc và cùng đi đến một mục tiêu đã đề ra. Hãy là một người lãnh đạo, người nhân viên có trách nhiệm và đặt vào vị trí của nhau, mọi vấn đề từ đó sẽ dễ giải quyết hơn.

Tiết bộ nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới đầy thuyết phục

Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều phối cấp dưới sao cho thật hòa nhã nhưng vẫn tâm phục khẩu phục chính là cả một nghệ thuật mà các cấp trên nên xem xét. Đó cũng chính là yếu tố không nhỏ giúp nhân viên gắn bó với công ty trong thời gian dài bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê, sức lực và chất xám. Vậy nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới cụ thể là gì, mời bạn tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé!

Là một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo

Là một người sếp gương mẫu, bạn không được cho mình cái quyền đi muộn về sớm và vô vàn những đặc quyền vô lý mà không có sức thuyết phục. Hãy luôn là một tấm gương tốt không những về chuyên môn mà còn về kỷ luật, tác phong để nhân viên còn có sự tôn trọng và tin tưởng ở bạn. Tuy khác nhau ở cấp bậc nhưng bạn vẫn phải làm những công việc và sở hữu những đức tính cần thiết, thậm chí là thật gương mẫu để xứng đáng với chức danh cao quý này.

Giao việc và phân chia công việc phù hợp

Mỗi một nhân viên sẽ sở hữu điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cũng chính vì lẽ đó, là một người sếp, bạn phải nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên, bắt đầu phân chia công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng người.

Bạn sẽ dễ dàng giao việc và kiểm soát nhân viên hơn và người nhân viên lúc này cũng có thể thể hiện hết năng lực của bản thân mình tốt hơn. Như thế, vừa giúp cấp dưới cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi làm việc mà cấp trên cũng được xem trọng hơn.

Ghi nhận thành tích của cấp dưới

Nhân viên sẽ luôn có ước muốn cống hiến, gắn bó với công ty khi thấy năng lực của mình được công nhận dù chỉ là một hành động nhỏ. Bất cứ đó là lời khen ngợi, một món quà nhỏ từ cấp trên cũng làm cho cấp dưới cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận. Đây chính là cách dễ nhất để thúc đẩy các nhân viên khác cố gắng và phát huy năng lực của mình hơn nữa. Từ đó, công ty sẽ tăng đà phát triển trong tương lai, đó cũng chính nhờ những người sếp có tầm và người nhân viên có tâm.

Dũng cảm thừa nhận sai lầm của chính mình

Đây là hành động mà không phải người quản lý nào cũng có thể dũng cảm thực hiện, nhất là phải thừa nhận điểm sai của mình với cấp dưới. Nhiều người sếp không thể nhận sai vì cảm thấy xấu hổ, cái tôi lớn và bảo thủ với quyết định của chính mình.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận một điều là người lãnh đạo cũng là con người và vì thế sẽ không thể nào hoàn hảo được. Việc thừa nhận điểm yếu của mình chính là một hành động dũng cảm, đáng được tuyên dương để khích lệ tinh thần nhân viên. Từ đó, người cấp dưới sẽ nhìn vào đó mà khắc phục những sai lầm tương tự của mình.

Quan tâm và lắng nghe ý kiến của nhân viên

Trong bí kíp nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới còn có yếu tố quan tâm, lắng nghe. Một người lãnh đạo thành công chính là người biết lắng nghe ý kiến và củng cố, xây dựng các mối quan hệ cấp dưới của mình. Từ đó, họ sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới để đưa ra lời khuyên hữu ích nhất. Sự quan tâm này sẽ phá bỏ rào cản giữa hai danh xưng cấp trên – cấp dưới vô cùng hiệu quả.

Nghệ thuật “công bằng, công tâm”

Thêm một nghệ thuật mà những ai là cấp trên cần trau dồi thêm, đó chính là luôn phải có sự công bằng, công tâm giữa các vấn đề. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi một doanh nghiệp có nhà lãnh đạo luôn rõ ràng minh bạch khi giải quyết tất cả các sự việc. Đức tính này cần được ưu tiên trong cuộc sống, để nhân viên luôn cảm thấy bản thân được tôn trọng và yên tâm khi làm việc. Có như vậy, cấp dưới mới hoàn toàn tin tưởng vào người sếp, vì lúc nào vấn đề cũng được công tư phân minh.

Biết cách gắn kết nhân viên cấp dưới

Một doanh nghiệp phát triển, ngoài doanh thu thì phải cần có sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau. Và điều này phải được dẫn dắt bởi người lãnh đạo tâm lý. Chúng ta đều biết rằng nếu làm việc trong môi trường áp lực, nhân viên làm việc riêng rẽ không thể nào tạo nên sự thống nhất, dẫn đến thành công được. Ngược lại, nhân viên xem việc đi làm là để cống hiến, thỏa sức thể hiện đam mê thì sẽ mang lại hiệu quả về mặt tinh thần và chất lượng.

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới đã được bật mí qua trong bài viết này. Qua đó, bạn cũng hiểu rằng tầm quan trọng của mối quan hệ này trong một doanh nghiệp. Đây là hai cá thể tuy danh xưng có phân chia cấp bậc nhưng nhìn chung phải thống nhất và giúp đỡ nhau để cùng phát triển.

Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Các kỹ năng cần trang bị

Khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một doanh nghiệp. Do đó, mỗi một công ty đều cần phải có lực lượng nhân viên chăm sóc khách hàng hùng hậu và chuyên nghiệp. Vậy, nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Họ cần có những kỹ năng nào để phục vụ công việc?

Tìm hiểu khái niệm nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng là vị trí đảm nhận và chịu trách nhiệm tiếp nhận, giải đáp và xử lý những vấn đề mà khách đang gặp phải. Có thể hiểu một hướng khác là việc làm này nhằm để giúp công việc có mục đích giải tỏa, thỏa mãn và hài lòng khách hàng.

Như vậy, đối tượng này là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng, là một mắt xích vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần một lực lượng nhân sự với trình độ đa dạng phù hợp với từng ngành nghề.

Hiện tại có 2 hình thức làm việc chính cho vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, đó chính là:

  • Nhân viên làm trực tiếp: Họ có mặt trực tiếp tại công ty, cửa hàng, trung tâm trưng bày sản phẩm.
  • Nhân viên làm online: Trong thời buổi hiện đại kỹ thuật số như hiện nay thì việc tiếp nhận, giải đáp, chăm sóc khách hàng là điều nên làm và duy trì. Hình thức làm việc này khá linh hoạt, bạn không cần phải có mặt ở công ty đúng số giờ lao động bình thường. Dự đoán trong tương lai, hình thức này sẽ ngày càng được chú trọng và gia tăng.

Các kỹ năng cần thiết mà nhân viên chăm sóc khách hàng cần trang bị

Như đã đề cập khái niệm nhân viên chăm sóc khách hàng là gì ở trên thì ở phần này, bài viết sẽ hướng đến bạn những kỹ năng cần phải trang bị cho vị trí này:

1. Kiên nhẫn

Là một nhân viên trực tiếp giao tiếp với khách hàng, bạn cần phải học tập tính cách kiên nhẫn trong mọi thời điểm, địa điểm. Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không mấy dễ dàng thực hiện. Đây là kỹ năng đầu tiên mà một người nhân viên phải trang bị để giúp ích cho công việc cũng như là cuộc sống. Không chỉ một hai ngày mà bạn cần phải nhẫn nại trong cả một thời gian dài. Lúc này, sẽ có rất nhiều dạng khách hàng mà bạn phải tiếp xúc. Nhưng nhìn chung vẫn cần phải kiên nhẫn dù cho khách hàng dễ tính hay khó chịu. Đó là chìa khóa để bạn tiến đến gần với năng suất làm việc của mình.

2. Lắng nghe

Nếu ở vị trí là khách hàng, bạn sẽ không thể nào tiếp tục câu chuyện với người nhân viên không biết cách lắng nghe mà cứ mãi thao thao bất tuyệt sản phẩm của họ. Qua đó, chúng ta có thể thấy kỹ năng lắng nghe sẽ giúp cho vấn đề của khách hàng được tiếp nhận và giải đáp đúng hướng và đạt được kết quả tốt nhất.

Có thể người nhân viên không thể giải quyết được vấn đề ấy, nhưng sự lắng nghe đã giúp bạn xoa dịu băn khoăn, thắc mắc trong lòng khách hàng. Từ đó mà họ sẵn sàng quay lại ủng hộ các sản phẩm khác trong niềm tin yêu và sự tin tưởng.

3. Giao tiếp

Nhiệm vụ chính của nhân viên chăm sóc khách hàng chính là tương tác trực tiếp với khách nên kỹ năng giao tiếp cần được trang bị đầy đủ. Vì đó là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của cả một đội nhóm hoặc thậm chí là cả doanh nghiệp. Kỹ năng giao tiếp vững vàng sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhanh chóng và duy trì những mối quan hệ một cách tốt đẹp. Vì vậy, nếu nhân viên chăm sóc khách hàng nào luôn đạt chỉ tiêu và hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng nghĩa với kỹ năng giao tiếp của họ rất tốt.

4. Phân tích tâm lý khách hàng

Để phân tích rõ tâm lý khách hàng đòi hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng phải dày dặn kinh nghiệm và điều này không thể nào được trau dồi trong thời gian ngắn. Không phải khách hàng nào cũng có thể trình bày những vấn đề của họ một cách rành mạch và dễ hiểu. Kỹ năng phân tích tâm lý sẽ giúp bạn nhìn nhận những yêu cầu của khách hàng và phân tích những giả thuyết một cách chính xác. Từ đó giúp bạn đọc được suy nghĩ của khách hàng và gợi ý cho họ những dịch vụ hỗ trợ.

5. Chăm chỉ và tỉ mỉ

Chăm sóc khách hàng là công việc đòi hỏi sự chăm chỉ và tỉ mỉ từng chi tiết. Giải thích một cách rõ hơn, nếu bạn không có niềm đam mê theo đuổi thì công việc hàng ngày chỉ quẩn quanh việc trao đổi với khách hàng. Nếu không chăm chỉ thì bạn sẽ không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, việc xây dựng tính cách tỉ mỉ giải quyết vấn đề, bạn sẽ không phải bỏ sót bất cứ chi tiết từ vấn đề của khách hàng. Hãy giữ vững thái độ làm việc chuyên nghiệp, bạn mới gặt hái được những thành công dù là ở vị trí nào.

Tham khảo qua những thông tin bên trên, có lẽ bạn đã có lời giải cho câu hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng là gì. Hiện nay, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần bộ phận này để đón nhận và giữ chân những vị khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Nếu bạn có hứng thú với ngành nghề này, đừng chần chừ, hãy trang bị những kỹ năng bên trên để tự tin dấn thân vào con đường này thôi nào!

Có bằng cấp III thì làm nghề gì? Những nghề nghiệp hấp dẫn

Trong thời buổi hiện nay, khi sở hữu tấm bằng cấp III là bạn có trong tay cơ hội nghề nghiệp khá rộng mở trong tương lai. Vậy, có bằng cấp III thì làm nghề gì? Nếu chưa tìm cho mình lời giải đáp thì mời bạn xem qua những thông tin được đề cập trong bài viết sau đây nhé!

Tầm quan trọng khi có bằng trung học phổ thông

Nếu có điều kiện hoặc không có bất cứ điều gì cản trở thì các bạn hãy ưu tiên hoàn tất chương trình học cấp III để có tấm bằng trong tay. Từ đó, cuộc sống sẽ ổn định và gặt hái được nhiều cơ hội tốt đẹp so với những người không có bằng. Bạn sẽ dễ dàng được nhận vào làm việc tại các công ty bạn yêu thích, dễ dàng đàm phán mức lương mà bạn cho là phù hợp.

Hơn hết vẫn là niềm tin và sự ưu tiên của nhà tuyển dụng dành cho nhân viên nào đã hoàn tất chương trình học tập chính quy, có bằng cấp đàng hoàng. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển nhân viên có bằng cấp III trở lên, điều này có lẽ đã cản trở ít nhiều đến dự định của một số người.

Khi có tấm bằng cấp III sẽ giúp quá trình thăng tiến trong công việc của bạn được trở nên dễ dàng hơn, mức lương cũng dễ dàng thỏa thuận. Có thể nói bằng cấp III chính là bước đệm để khởi đầu cho sự thành công của mỗi người. Việc học hết cấp ba sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho xã hội như giảm tình trạng thất nghiệp đáng kể, đội ngũ lao động dễ dàng đào tạo hơn.

Khi đã có tấm bằng ý nghĩa này, bạn có thể học lên các cấp bậc tiếp theo như đại học, cao đẳng, trung cấp. Hoặc một số bạn có định hướng đi làm cũng đều có nhiều cơ hội hơn.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những ai có bằng tốt nghiệp cấp III

Trải qua 12 năm ròng rã ngồi trên ghế nhà trường, khi sở hữu tấm bằng tốt nghiệp cấp III, bạn có thể bắt đầu tìm việc làm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ yêu cầu có tối thiểu bằng cấp III, cụ thể là những công việc sau đây:

Nhân viên kế toán

Nếu bạn có niềm đam mê với công việc kế toán nhưng chỉ có tấm bằng cấp III thì đừng lo nhé! Bạn hãy tự tin nộp hồ sơ vào công ty và những công việc mà bạn sẽ phụ trách chính là trả lương cho nhân viên, thu phí, tiến hành giao dịch, cập nhật tài khoản. Đây là những công việc mang tính lâu dài và đòi hỏi tính chính xác cao. Nếu cố gắng thì bạn vẫn có thể hoàn thành nó thật tốt và học tiếp những khóa học nâng cấp nghề nghiệp.

Nhân viên bảo dưỡng ô tô

Đối với các bạn nam có bằng cấp III nhưng vẫn chưa biết mình sẽ theo đuổi công việc nào thì hãy tham khảo vị trí nhân viên bảo dưỡng ô tô. Bạn sẽ có cơ hội trực tiếp kiểm tra, duy trì và sửa chữa các loại ô tô, xe bán tải bằng các thiết bị, công cụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số công ty sẽ có yêu cầu cao hơn là tấm bằng trung cấp nghề cơ khí, do vậy hãy cân nhắc bổ sung thêm kiến thức cho mình.

Nhân viên kinh doanh

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí nhân viên kinh doanh. Đây là vị trí có nhiệm vụ liên hệ, trao đổi trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm của công ty và chăm sóc, giữ chân khách hàng. Có 2 loại nhân viên kinh doanh là làm việc tại văn phòng và tiếp thị ngoài thị trường. Đây là công việc yêu cầu bạn phải chịu khó, có tài ăn nói, thuyết phục. Mức lương cứng và hoa hồng của nghề này cũng cực kỳ hấp dẫn.

Đào tạo thể dục thể thao

Đúng như tên gọi, công việc chính ở đây là hướng dẫn, giám sát mọi người thực hiện những động tác, các bài tập thể thao ở các trường học, trung tâm thể thao, phòng tập gym, thể hình hoặc dạy tại nhà cho khách. Chỉ cần sở hữu tấm bằng phổ thông là bạn đã ứng cử được vào công việc này. Nếu bạn có niềm đam mê với thể thao và giỏi về một bộ môn nào đó, hãy theo đuổi đến cùng, bạn sẽ vừa làm việc vừa có cơ hội rèn luyện sức khỏe và tận hưởng đam mê của mình.

Trên đây chỉ liệt kê một số ngành nghề phổ biến để giúp bạn vững tin hành trình tìm kiếm công việc cho riêng mình. Có lẽ xem qua những thông tin bên trên thì bạn cũng đã phần nào biết có bằng cấp 3 thì làm nghề gì. Chúc bạn thành công!

Đi phỏng vấn cần chuẩn bị? Các bước cần chuẩn bị

Việc chuẩn bị trước khi phỏng vấn tìm việc sẽ góp phần giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Các nhà quản lý luôn đánh giá cao những ứng viên có sự  chuẩn bị, tìm tòi. Vậy, đi phỏng vấn cần chuẩn bị những gì?

Một số giấy tờ cần thiết

Các bạn hãy xem kỹ email để biết các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trong đó, có thể mang theo CV, các hồ sơ liên quan như bằng cấp, CMND… Trên thực tế vẫn có một số doanh nghiệp không yêu cầu về giấy tờ khi đi xin việc mà chỉ cần CV.

Tuy nhiên, ở một vị trí tuyển dụng sẽ có rất nhiều ứng viên cùng nộp hồ sơ. Bạn hãy nộp CV và những giấy tờ cần thiết về bản thân để tạo hình ảnh chỉn chu, chuyên nghiệp hơn nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Ghi nhớ chính xác thông tin công ty

Ngay từ giai đoạn nộp CV vào một công ty nào đó, bạn cần phải ghi chú lại những thông tin doanh nghiệp ra giấy, ví dụ như tên, địa chỉ, cách thức liên hệ, yêu cầu, mô tả công việc, quyền lợi,… Những thông tin này sẽ giúp bạn tìm kiếm và tiết kiệm thời gian hơn. Hơn hết, sau này khi cần đến cũng rất dễ tra cứu và giới thiệu cho người khác nếu cần. Ngoài ra, đây là một thói quen tốt giúp đỡ rất nhiều cho bạn trong cuộc sống.

Chuẩn bị các vật dụng để ghi chú thông tin như sổ tay, bút ghi

Có rất nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn mà không đem theo các vật gì liên quan. Bạn biết không, đây chính là sự thiếu sót mà chúng ta không nên mắc phải. Trong buổi phỏng vấn, chắc chắn sẽ có nhiều thông tin quý giá từ nhà tuyển dụng mà bạn không thể nào ghi nhớ nổi. Do đó, việc chuẩn bị sẵn các vật dụng như sổ tay nhỏ, bút ghi vừa giúp bản thân lỡ mất thông tin quan trọng và vừa giúp nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn với công việc.

Ưu tiên các đồ dùng gọn nhẹ

Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những ai mang những vật dụng cồng kềnh trong buổi phỏng vấn sẽ không được đánh giá cao. Điều đó vô tình nói lên tác phong thiếu chuyên nghiệp. Tránh rơi vào trường hợp này trong lần gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng. Thay vào đó, hãy chọn cho mình một bộ trang phục đơn giản, một chiếc túi nhỏ đựng tất cả những vật dụng cần thiết. Đó chính là những việc rất cơ bản mà ứng viên nào cũng nên lưu tâm.

Mặc trang phục lịch sự, đơn giản

Thêm một yếu tố mà ứng viên cần phải ghi nhớ để buổi phỏng vấn được diễn ra thành công nhất, đó là vấn đề về trang phục. Phải mặc như thế nào để tạo được thiện cảm với người đối diện là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy ăn mặc một cách đơn giản, lịch sự và tối giản nhất. Mẹo dành cho bạn là hãy tìm hiểu văn hóa công ty và màu chủ đạo để mặc trang phục hợp gu, điều này giúp bạn tạo được ấn tượng tốt.

Điện thoại cài chế độ rung hoặc tắt

Hãy tưởng tượng nếu đang trong một buổi phỏng vấn đầy sôi nổi và nhập tâm mà điện thoại bạn phát ra nhiều âm thanh sẽ làm giảm sự tập trung đáng kể. Nếu không có việc gì quá quan trọng, hãy để điện thoại ở chế độ im lặng, để kết thúc buổi phỏng vấn hãy xem qua. Đây cũng là một việc thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân, tôn trọng người khác.

Sự chuẩn bị tốt về tinh thần

Nhiều người đã chuẩn bị thật cẩn thận mọi thứ nhưng lại quên mất yếu tố rất quan trọng, đó chính là tinh thần. Năng lực là điều cần thiết giúp bạn thành công, sự tự tin giúp bạn vừa có được ấn tượng tốt. Giữ tinh thần thoải mái, thái độ điềm tĩnh chính là chìa khóa cuối cùng giúp bạn thành công. Dù trong lòng có thật sự lo lắng, căng thẳng cũng hãy trấn an và giữ vững tâm thế.

Vậy là chúng ta đã biết đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì. Hãy ghi nhớ kỹ những vấn đề trên bạn nhé! Nhìn chung, không khó để thực hiện những điều này, chỉ cần bạn cẩn thận và đầu tư một chút sẽ dễ dàng phỏng vấn thành công.

Giá trị bản thân là gì? Cách nhận biết và củng cố giá trị bản thân

Giá trị bản thân chính là yếu tố cốt lõi giúp chúng ta tồn tại và phát triển trong xã hội. Vậy, giá trị bản thân là gì và làm sao để củng cố nó trên bước đường công việc và cuộc sống. Những kiến thức bổ ích sau đây sẽ giúp bạn tăng thêm giá trị cho mình.

Giá trị bản thân là gì?

Nói một cách dễ hiểu, giá trị bản thân chính là thái độ, niềm đam mê, lối suy nghĩ, tất cả những thứ mà bạn tin tưởng rằng đó là những thứ mà bạn cho là quan trọng với chính bản thân mình. Đó cũng là ý nghĩa thật sự của sự tồn tại của mỗi chúng ta. Chúng ta cần giá trị để khẳng định bản thân trong cuộc sống này.

Giả sử như không hiểu rõ bản thân là ai, mong muốn làm gì thì rất có thể bạn đang lạc lối trong cuộc sống này và mọi việc bỗng chốc khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, dù ở độ tuổi nào, giới tính nào, bạn cũng cần phải chiêm nghiệm và củng cố giá trị của bản thân.

Vì sao chúng ta luôn cần phải củng cố giá trị bản thân?

Hiểu được tầm quan trọng của giá trị của mình, bạn sẽ luôn nỗ lực để chăm sóc bản thân được hoàn thiện hơn. Chúng ta luôn trong trạng thái sảng khoái, yêu bản thân và luôn cảm thấy cuộc sống có ích. Thật quá đỗi tồi tệ nếu bạn không hiểu rõ được chính bản thân mình là ai, cần gì và khao khát những gì. Điều này áp dụng cho cả những hoạt động thường ngày và những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời.

Ví dụ, nếu bạn muốn thể hiện sự đam mê và chắp cánh mọi ước mơ, nhưng gặp phải sự cản trở của gia đình. Đây là lúc bạn cần tìm lại giá trị của chính mình bằng cách đấu tranh, tạo ra bằng chứng thiết thực chứng minh bản thân có thể thực hiện được những điều mình khao khát.

Khái niệm hạnh phúc ở mỗi người không giống nhau. Bạn cần hiểu chính mình và không theo đuổi ước muốn hay cố xây dựng cuộc sống mà người khác mơ ước. Mọi sự cưỡng cầu cho một điều bản thân không mong đợi sẽ biến cuộc sống của bạn vô cùng tẻ nhạt.

Khi hiểu ra giá trị bản thân, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lối sống và những sở thích cá nhân sao cho thỏa mãn được những mưu cầu và mong muốn của mình. Những lựa chọn giúp bạn sống hạnh phúc, vui vẻ hơn thì đồng nghĩa với việc bạn đang có một cuộc sống thật ý nghĩa.

Bạn có thể làm những gì để gia tăng giá trị bản thân?

Khi đã khám phá được giá trị của bản thân, chúng ta cần học cách rèn luyện để tăng giá trị này lên. Đây là cả một quá trình không thể nào hoàn thành một sớm một chiều mà cần phải có sự kiên trì, không dễ dàng từ bỏ. Dưới đây là 5 gợi ý để giúp bạn gia tăng giá trị của bản thân lên từng ngày:

  1. Tự tin

Dẫu biết sẽ khá khó khăn với một số người nhưng bước đầu tiên để khẳng định giá trị của bản thân là hiểu rõ và tự tin với chính mình. Đức tính này cần phải trau dồi cũng như khắc phục qua từng ngày. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên suôn sẻ, thành công và kết nối thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

  • Thử sức ở một vai trò mới

Đừng ngại khi phải thử thách một công việc mới, một sở thích mới, một hướng đi mới. Hãy thử làm một điều gì đó khiến bản thân cảm thấy hứng thú mà trước đó chưa từng thử qua. Tránh để bản thân bị gò bó trong một khuôn khổ hay phạm vi nào đó quá lâu. Vì như vậy, bạn sẽ cảm thấy quen thuộc và dần dà làm bản thân sợ sệt khi phải đối mặt với những thử thách mới mẻ khác. Hãy tập làm quen với việc để bản thân đón nhận những thử thách mới, khai thác thêm những khía cạnh tiềm ẩn.

  •  Chia sẻ những điều đã đúc kết được

Cách làm này sẽ dần nâng cao tư duy, trình độ của bản thân mà bạn đã chứng kiến, tham gia và đã từng bị ảnh hưởng. Thông qua những dòng ghi chú, những bài blog, bài chiêm nghiệm cuộc sống, bạn sẽ rút được những kinh nghiệm và đúc kết cho mình những bài học bổ ích. Giá trị bản thân sẽ ngày càng tăng lên khi bạn thật sự hiểu rõ như thế nào là hạnh phúc và thấu hiểu cuộc sống này.

  • Tham gia vào các hoạt động xã hội

Khi tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, quyên góp,… giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tâm hồn bạn sẽ được xoa dịu và cảm nhận những ý nghĩa của cuộc sống. Một khi quan điểm sống được bồi đắp và hoàn thiện, bạn sẽ có những suy nghĩ tích cực và thấu hiểu những điều ý nghĩa mà cuộc đời này ban tặng.

  • Học tập không ngừng

Câu nói “Học, học nữa, học mãi” chưa bao giờ sai. Chúng ta cần rèn luyện trong sách vở, đời sống, những trải nghiệm cọ xát sẽ giúp bạn trưởng thành hơn từng ngày. Việc nâng cao tri thức là điều cần thiết dù bạn đang sống trong một xã hội nào. Chỉ khi nhận thức được chính xác giá trị của bản thân, bạn sẽ hành xử đúng cách, tôn trọng con người và cuộc sống này.

Việc hiểu rõ giá trị bản thân là gì sẽ góp phần giúp bạn phát triển cả về mặt tư duy và lối sống. Dù bạn là ai, làm công việc gì, mục đích sống như thế nào cũng đừng quên trau dồi bản thân tốt đẹp lên từng ngày nhé! Cuộc sống sẽ thật ý nghĩa biết bao khi mỗi chúng ta thấu hiểu bản thân và tôn trọng người khác.

Bật mí các cách từ chối khéo léo trong công việc

Nhiều người rất ngại khi phải từ chối một lời đề nghị nào đó vì tâm lý sợ mất lòng, bị quở trách. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng hợp lý và vừa sức với chúng ta, sẽ có những lúc cần đưa ra lời từ chối. Vậy, làm sao để có cách từ chối khéo léo trong công việc mà dù không đảm nhận nhưng đôi bên vẫn có thể hợp tác làm việc trong vui vẻ?

Bí quyết 1: Cần cân nhắc vấn đề trước khi từ chối

Có thể do mới quen biết hoặc sợ làm mất lòng người khác nên chúng ta thường đồng ý tất cả mọi việc mà đồng nghiệp nhờ vả. Đầu tiên, đừng vội vàng từ chối ngay mà phải xem xét nghiên cứu thật kỹ công việc được giao ấy. Liệu bản thân có thể xử lý và mất bao nhiêu thời gian để hoàn thiện. Đó là công việc có ý nghĩa hay chỉ là những việc vặt vãnh, hãy cân nhắc chúng cẩn thận và lấy một lý do phù hợp để từ chối.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là đừng dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ xong rồi vẫn từ chối. Vì như vậy sẽ làm mất thời gian của đôi bên và vô tình làm cho lý do từ chối thiếu sự chân thật, gây mất thiện cảm.

Bí quyết 2: Không đủ kỹ năng để hoàn thành

Lý do mà nhiều người từ chối giúp đỡ người khác là do không đủ kỹ năng để thực hiện. Lý do này khá thông thường và chính đáng vì năng lực của mình thì chỉ có chính mình mới hiểu rõ nhất, không ai có thể nghi ngờ bạn có đủ sức làm công việc đó hay không.

Đôi lúc bạn sẽ lo lắng vì điều đó liệu có ảnh hưởng đến những đánh giá của cấp trên đến năng suất và hiệu quả làm việc của bạn hay không. Nhưng đừng lo lắng quá nhiều, khi bạn đủ khả năng, bạn hãy sẵn sàng giúp đỡ mọi người và chứng tỏ năng lực của mình với sếp.

Bí quyết 3: Lý do cá nhân

Lý do này cũng là bí quyết từ chối khéo léo, sẽ không có đồng nghiệp nào hỏi quá sâu về lý do cá nhân của bạn. Có thể là có kế hoạch khác lập ra từ trước, thiết bị làm việc hỏng, bận rộn việc riêng,… nên không thể giúp đỡ được. Để tìm cho mình một lý do thì có vô vàn, tuy nhiên đừng quá lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sự uy tín và gây mất lòng của mọi người.

Bí quyết 4: Loại bỏ cảm giác có lỗi ở bản thân

Một khi đã mở lời từ chối việc được đồng nghiệp giao phó thì bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý sau đó. Khi gặp vấn đề này, đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì trong cuộc sống này, chúng ta không thể nào cứ mãi đồng ý ngay cả những việc vượt ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra, bạn cũng phải ghi nhớ, cố gắng hết mình để kịp hoàn thành những công việc của bản thân đúng hạn để sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp ở nơi làm việc.

Bí quyết 5: Tìm giải pháp khác thay thế thích hợp

Nếu có thể thì bạn hãy tìm giúp đồng nghiệp một giải pháp khác thay thế khi từ chối họ. Bạn biết không, điều này giúp chúng ta đỡ cảm thấy ái ngại và còn tạo thêm sự ấn tượng. Tuy nhiên, tìm giải pháp phải thật hợp lý và giúp ích cho công việc chứ không phải tìm cho có, như vậy sẽ giảm sự uy tín nơi bạn.

Bí quyết 6: Hạn chế từ chối qua email

Nếu công việc được nhờ vả qua các hình thức như email, skype, zalo, viber,… thì bạn có thể từ chối trực tiếp qua những hình thức này. Ngược lại, nếu đồng nghiệp mở lời thì bạn cũng nên có lòng xem xét và từ chối mặt đối mặt để tránh diễn đạt sai ý, gây ra những hiểu lầm không đáng có.

Tóm lại với các cách từ chối khéo léo trong công việc như trong bài viết đã đề cập đã phần nào giúp cho bạn xoa dịu cảm giác ngại ngùng. Thật ra, nếu thành tâm và đừng quá lạm dụng lời từ chối thì sẽ không người đồng nghiệp nào có thể làm khó bạn được. Hãy thật cân nhắc và hòa nhã vì biết đâu được sẽ có lúc bạn là người phải nhờ vả.

Quy mô thị trường là gì? Những vấn đề quan trọng ảnh hưởng quy mô thị trường

Quy mô thị trường là gì? Làm thế nào có thể xác nhận được mức độ ảnh hưởng của quy mô thị trường thông qua những số liệu cụ thể. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này bạn nhé!

Trong nghiên cứu thị trường, hầu hết các phương pháp tính toán quy mô thị trường chỉ mang tính chất khách quan là chính. Dường như, chúng không thể chỉ ra mức độ chính xác của việc đánh giá thị trường. Vậy làm thế nào để có thể nghiên cứu về thị trường một cách chính xác nhất. Quy mô thị trường là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Quy mô thị trường là gì?

Khái niệm về quy mô thị trường không phổ biến nhiều trong cuộc sống hiện nay. Thuật ngữ này chỉ được sử dụng nhiều ở các lĩnh vực như Marketing hay kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy mô thị trường được hiểu là số lượng người mua, khách hàng và những tiềm năng sản phẩm bán ra trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô thị trường còn có tên tiếng Anh là Market Size. Nó được xem là cơ sở để xác định tiềm năng doanh thu của doanh nghiệp. Cũng như quyết định số lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tạo ra.

Quy mô thị trường đóng vai trò như thế nào?

Quy mô thị trường ra đời để trả lời cho những câu hỏi sau:

Thị trường tiêu thụ hiện nay có đủ tiềm năng và hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư hay chưa?

Liệu rằng, doanh nghiệp có nên đầu tư vào sản phẩm cho thị trường này trong thời gian tới hay không?

Nên tăng vốn hay rút vốn cho thị trường này để phát triển sản phẩm hay không?

Tầm quan trọng của quy mô thị trường ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp hiện nay?

Đối với những ai làm kinh doanh, việc nghiên cứu và phân tích quy mô thị trường là một điều không thể thiếu. Điều đó, sẽ giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng hơn những gì cần phát triển trong thời gian sắp tới. Sự hiểu biết chính xác về quy mô thị trường sẽ tạo nên thế mạnh vững chắc giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Vậy doanh nghiệp sẽ được gì từ việc nghiên cứu quy mô thị trường đúng cách:

Tăng khả năng sinh lời

Chắc chắn doanh nghiệp nào cũng cần doanh thu để phát triển, khi nghiên cứu quy mô thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được liệu có đủ số lượng sản phẩm cho người tiêu dùng sử dụng hay không?

Nếu như không biết rõ nhu cầu của sản phẩm, bạn sẽ không chủ động được thời gian và nguồn vốn. Và chắc chắn nguy cơ lãng phí sẽ xảy ra rất cao cho một thị trường nhỏ. Với một thị trường có quy mô lớn có khả năng giúp doanh nghiệp sinh lời nhiều hơn. Tuy nhiên, nó sẽ mang tính cạnh tranh cũng cao không kém.

Lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp càng hiểu rõ quy mô thị trường càng phát triển được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Đầu tư thời gian, công sức và chi phí để chuẩn bị những vũ khí tốt nhất cho thương hiệu của mình trên thị trường, đòi hỏi rất nhiều công sức.

Sự am hiểu về thị trường và nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hiểu rõ khái niệm quy mô thị trường và ứng dụng nó vào công việc là tiền đề vững chắc để bạn đưa doanh nghiệp của mình bước đến những tầm cao mới.

Chiến lược kinh doanh bài bản

Khi lập một chiến lược kinh doanh đòi hỏi rất nhiều yếu tố hỗ trợ để có thể phát huy được sức mạnh tổng thể. Quy mô thị trường sẽ giúp kế hoạch kinh doanh chi tiết hơn dựa vào các chiến lược giá cả, đề xuất mục tiêu và phương pháp phát triển thị trường phát triển các sản phẩm bổ sung cần thiết. Từ đó có thể phân loại tiềm khách hàng tiềm năng để phát triển.

Đánh giá thành công xu hướng hành vi của người tiêu dùng.

Khi theo dõi quy mô thị trường thường xuyên sẽ cho phép bạn đánh giá được liệu ngành nghề của bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng hay đã bão hòa. Nếu nó đang trên đà giảm sút thì cần phải cải thiện như thế nào.

Thông qua việc đánh giá này cũng có thể giúp cho bạn nghiên cứu hành vi tiêu dùng vượt qua những xu hướng để hoàn thiện những sản phẩm độc đáo tung ra thị trường.

3 bước đánh giá quy mô thị trường

Phương pháp nghiên cứu từ trên xuống

Đây là cách nghiên cứu được nhiều người áp dụng. Cách nghiên cứu này bắt đầu nghiên cứu từ tổng thể đến sản phẩm dịch vụ. Từ đó, bạn phải hình thành một ước tính phù hợp của bạn về thị trường đó. Nghiên cứu về thị trường bạn đang đầu tư và đối thủ cạnh tranh sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Phân tích từ dưới lên

Nhờ cách làm này bạn có thể ước tính được tiềm năng tăng trưởng doanh số dựa trên những yếu tố sau:

Kênh bán hàng bao gồm bán lẻ, trực tuyến …

Số lượng vị trí bán lẻ từ số lượng cửa hàng, số kênh trực tuyến.

Số liệu thống kê và doanh thu tăng trưởng so với đối thủ..

Số lượng mà bạn đưa ra chỉ để so sánh với kích thước thị trường và địa chỉ mà lập ra ở bước 2. Điều đó giúp bạn đảm bảo số lượng thực tế không hề tăng cao.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh càng mạnh càng giúp bạn có thêm nhiều tư liệu và bài học kiến thức hơn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều thông tin bạn không thể khai thác từ đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng, đây được xem là một bước quan trọng mà bạn không thế không thực hiện.

Hy vọng, với những thông tin được chúng tôi đề cập trong bài viết này bạn đã hiểu được quy mô thị trường là gì? Bên cạnh đó, có thể đưa ra những bước phát triển và nghiên cứu về thị trường sâu sắc hơn giúp doanh nghiệp phát triển. Chúc bạn thành công!

Tổng doanh thu là gì? Mách bạn phương pháp tính tổng doanh thu đơn giản nhất

Tổng doanh thu là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc và khá phổ biến đối với những ai làm công việc bán hàng, nhân viên kinh doanh. Với những người bình thường, thuật ngữ này chỉ được hiểu đơn giản là cụm từ chỉ một giá trị tổng. Vậy nó có đúng như những gì chúng ta nghĩ hay không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn về thuật ngữ tổng doanh thu là gì? Bên cạnh đó, mách bạn một số phương pháp để tính được tổng doanh thu đơn giản mà không sợ bị nhầm lẫn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn bạn nhé!

Tổng doanh thu là gì?

Tổng doanh thu thường được gọi với cái tên là Total revenue, nó thường được nhắc đến trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây được xem là tổng số tiền mà một cửa hàng hay doanh nghiệp thu về sau khi đã bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong lúc điều kiện cạnh tranh tốt, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với đường cầu có giá trị ngang với mức giá. Điều đó đồng nghĩa khi mỗi sản lượng được bán ra, tổng doanh thu sẽ tăng lên đúng với các đơn vị trước đó.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc xuống dốc. Từ đó, phải giảm giá bán hàng và doanh thu cũng sẽ phải chia nhỏ hơn trước đó. Tổng doanh thu sẽ có tác động qua lại lẫn nhau. Nhờ đó, mà có thẻ xác định được mức sản lượng, hay sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra tối đa là bao nhiêu.

Công thức chuẩn để tính tổng doanh thu

Tổng doanh thu tương ứng với khối lượng hàng hóa được tiêu thụ như sau:

TR= TR(q) = P.q

Trong đó, P được hiểu là mức giá của mỗi đơn vị hàng hóa được tính. Nói cách khác chính là tổng doanh thu chính là hàm số của số lượng. Số lượng hàng hóa bán ra càng tăng thì doanh thu cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đừng quên một điều tổng doanh thu còn phải phụ thuộc nhiều vào mức giá. Mức giá P ít khi độc lập với sản lượng (số lượng thu về).

Vấn đề liên quan đến tổng doanh thu

Nếu doanh nghiệp muốn bán được khối lượng hàng hóa lớn, thì phải hạ giá sản phẩm. Điều đó xuất phát từ quy luật cung cầu. Khi mức giá của hàng hóa hạ thấp, người tiêu dùng sẽ lập tức mua hàng với số lượng lớn hơn dự trữ. Do đó, lúc này có khả năng doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Cũng cùng một sản phẩm nhưng khi nhà sản xuất tăng mức giá lên thì số lượng hàng bán ra thị trường sẽ bị giảm xuống. Khi đó, doanh nghiệp chỉ có thể bán được số lượng ít hàng hóa, và dĩ nhiên tổng doanh thu đạt được sẽ thấp hơn.

Cho đến khi đạt được một ngưỡng sản lượng nào đó, thì việc tiếp tục tăng doanh thu sẽ làm giảm doanh thu. Lúc này, việc lợi khi tăng sản lượng sẽ không còn bù đắp được những thiệt hại do phải giảm đơn của hàng hóa, với một số lượng lớn.

Tổng doanh thu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp

Tổng doanh thu sẽ là công cụ đo lường hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể xác định được định hướng kinh doanh phù hợp. Nền kinh tế thị trường đã đặt ra nhiều thách thức đối với nhà kinh doanh.

Làm thế nào để họ có thể bán ra nhiều sản phẩm và nâng cao doanh thu mà không phải hạ giá. Đây được xem là một bài toán khó trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Chỉ có những doanh nghiệp thật sự có tiềm năng và chiến lược phát triển vững mạnh mới có thể vận dụng được thế mạnh nâng cao giá mà vẫn bán ra được nhiều sản phẩm. Sự cạnh tranh của các thương hiệu hiện nay trên thị trường rất khốc liệt. Chính vì vậy, nếu như doanh nghiệp của bạn không có khả năng cạnh tranh, tổng doanh thu càng giảm đó là việc chắc chắn sẽ xảy ra.

Để làm được các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành cải cách, đánh giá kết quả sản phẩm và phân tích những điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm. Từ đó, phân tích thị trường để đưa ra những chiến lược tiếp thị đánh trúng tâm lý người tiêu dùng, để tăng doanh thu nhanh chóng.

Lợi ích tổng doanh thu mang lại?

Việc phân tích cũng sẽ cung cấp các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc phân tích và các chỉ tiêu tài chính kinh tế làm cơ sở cho việc đề ra các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Rút kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình bán hàng để thúc đẩy sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng. Bên cạnh đó, còn phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để nâng cao tỷ lệ cạnh tranh. Điều này, giúp doanh nghiệp dù bán sản phẩm với mức giá cao đi nữa, vẫn tăng sản lượng mà không lo ngại việc giảm đi doanh thu.

Trên đây, là những thông tin liên quan đến vấn đề tổng doanh thu là gì? Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết này bạn có thể có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân và ứng dụng vào công việc tốt hơn. Chúc bạn thành công!