Môi trường làm việc công sở hay bất kỳ môi trường nào cũng đều có phân chia cấp bậc. Vì thế mà việc ứng xử trở nên rất quan trọng đòi hỏi sao cho thật phù hợp, đúng người, đúng chỗ, đúng lúc. Nếu thực hiện đúng những bí quyết xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới sau đây, bạn sẽ tích góp thêm cho mình những giá trị và lợi ích trong công việc.
Đừng tiếc một lời tuyên dương
Theo khảo sát, những nhà lãnh đạo thành công trên thương trường luôn biết cách giúp nhân viên của mình làm tốt và công nhận chúng bằng một phần thưởng xứng đáng. Vật chất thì rất quan trọng nhưng người lãnh đạo đừng quên dành ra lời khen ngợi để tuyên dương nhân viên xuất sắc nhé!
Một ý tưởng mới, một phương án kinh doanh mới, một chỉ tiêu vượt ngoài mong đợi,… đều là những đóng góp quý báu của cấp dưới. Một lời khen lúc này là rất cần thiết vì nó có tác dụng động viên, khuyến khích những người nhân viên tạo động lực cống hiến, sáng tạo, say mê với công việc hơn nữa. Việc lựa chọn thời điểm, từ ngữ thích hợp tựa như lời có cánh giúp đam mê của nhân viên được bay xa hơn, một kết quả đáng mong đợi hơn bao giờ hết.
Khiển trách đúng cách, đúng lúc
Bên cạnh những lời tuyên dương thì phải có những lúc cấp trên cần phải phê bình, khiển trách, góp ý cấp dưới của mình. Tuy nhiên, khen chê là cả một nghệ thuật, đặc biệt là lời phê bình rất khó để đưa ra để thuận ý đôi bên. Là một nhà lãnh đạo tốt thì không thể nào “nhắm mắt làm ngơ” những sai sót của nhân viên vì chính điều này sẽ làm công việc trở nên kém hiệu quả. Đừng ngần ngại góp ý nhân viên của mình khi họ không làm tốt công việc được giao.
Tuy nhiên, bậc lãnh đạo của nên tìm hiểu xem nguyên nhân của những sai phạm ấy từ đâu, tránh đưa ra lời phê bình nếu xuất phát từ bản thân người sếp giao việc quá khả năng. Nhìn chung, vẫn là kỹ năng khiển trách đúng cách sẽ giúp người sếp chiếm thêm lòng tin yêu và sự tôn trọng với cấp dưới của mình.
Làm chủ cảm xúc của chính mình
Cảm xúc là thứ khó điều khiển và kiểm soát nhất, đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện, nhất là các bậc lãnh đạo. Một phút bốc đồng, nóng giận sẽ dẫn đến những hệ lụy to lớn với cả một doanh nghiệp. Kể cả cảm xúc có dâng cao đến đây cũng phải giữ bình tĩnh, tìm ra cách giải quyết tốt nhất chứ không thể la hét, bực tức, trút tất cả lên nhân viên. Điều này vô tình làm cấp dưới mệt mỏi và ức chế thêm, từ đó làm việc trong gượng ép không đem lại kết quả tốt. Một người lãnh đạo giỏi phải là người biết kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình.
Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau
Trong các cách xây dựng mối quan hệ cấp trên và cấp dưới, có một yếu tố không kém phần quan trọng, chính là phải có sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Mỗi một người nhân viên đều có điểm khác biệt, vì thế người sếp phải biết cách quan sát, lắng nghe và điều chỉnh sao cho thích hợp nhất. Hãy đối xử với nhân viên bằng sự tôn trọng và đưa ra những ý kiến bổ ích giúp họ phát triển hơn trong công việc. Bất cứ ai nếu được chăm lo đời sống tinh thần tốt đẹp thì công việc đều tốt lên rất nhiều. Việc xây dựng niềm tin sẽ giúp cấp trên rút ngắn khoảng cách với nhân viên của mình
Thấu hiểu nhân viên
Để thực hiện được điều này, bạn phải là một nhà lãnh đạo sâu sát với các nhân viên, từ đó sẽ nhìn nhận ra năng lực, sở trường và cách khắc phục những yếu điểm của họ. Đồng thời, người sếp cũng cần phải quan tâm đến những khó khăn, trở ngại, kiến nghị của nhân viên để đưa ra cách giải quyết ổn thỏa đôi bên. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận được sự nể trọng, yêu mến từ cấp dưới của mình, xây dựng sự đoàn kết, tạo động lực hoàn thành mục tiêu chưa bao giờ dễ dàng đến thế!
Tạo không khí vui vẻ trong môi trường làm việc
Chúng ta không thể nào làm việc trong một môi trường đầy mâu thuẫn và mệt mỏi, vậy nên người lãnh đạo chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái trong mọi tình huống. Dù cuộc họp có đang diễn ra căng thẳng đến đâu, chỉ cần một câu nói hài hước, một lời khen nho nhỏ cũng đủ để xoa dịu không khí. Bên cạnh công việc, người sếp cũng nên đưa ra những kế hoạch vui chơi giải trí sau giờ làm để gắn kết nhân viên và giảm những xung đột không đáng có.
Như đã chia sẻ, mối quan hệ cấp trên và cấp dưới luôn cần được vun đắp từ hai phía. Nếu tình cảm này thăng tiến sẽ khiến cho đôi bên có động lực làm việc và cùng đi đến một mục tiêu đã đề ra. Hãy là một người lãnh đạo, người nhân viên có trách nhiệm và đặt vào vị trí của nhau, mọi vấn đề từ đó sẽ dễ giải quyết hơn.