Bên cạnh những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều phối cấp dưới sao cho thật hòa nhã nhưng vẫn tâm phục khẩu phục chính là cả một nghệ thuật mà các cấp trên nên xem xét. Đó cũng chính là yếu tố không nhỏ giúp nhân viên gắn bó với công ty trong thời gian dài bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê, sức lực và chất xám. Vậy nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới cụ thể là gì, mời bạn tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé!
Là một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo
Là một người sếp gương mẫu, bạn không được cho mình cái quyền đi muộn về sớm và vô vàn những đặc quyền vô lý mà không có sức thuyết phục. Hãy luôn là một tấm gương tốt không những về chuyên môn mà còn về kỷ luật, tác phong để nhân viên còn có sự tôn trọng và tin tưởng ở bạn. Tuy khác nhau ở cấp bậc nhưng bạn vẫn phải làm những công việc và sở hữu những đức tính cần thiết, thậm chí là thật gương mẫu để xứng đáng với chức danh cao quý này.
Giao việc và phân chia công việc phù hợp
Mỗi một nhân viên sẽ sở hữu điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Cũng chính vì lẽ đó, là một người sếp, bạn phải nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên, bắt đầu phân chia công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng người.
Bạn sẽ dễ dàng giao việc và kiểm soát nhân viên hơn và người nhân viên lúc này cũng có thể thể hiện hết năng lực của bản thân mình tốt hơn. Như thế, vừa giúp cấp dưới cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi làm việc mà cấp trên cũng được xem trọng hơn.
Ghi nhận thành tích của cấp dưới
Nhân viên sẽ luôn có ước muốn cống hiến, gắn bó với công ty khi thấy năng lực của mình được công nhận dù chỉ là một hành động nhỏ. Bất cứ đó là lời khen ngợi, một món quà nhỏ từ cấp trên cũng làm cho cấp dưới cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận. Đây chính là cách dễ nhất để thúc đẩy các nhân viên khác cố gắng và phát huy năng lực của mình hơn nữa. Từ đó, công ty sẽ tăng đà phát triển trong tương lai, đó cũng chính nhờ những người sếp có tầm và người nhân viên có tâm.
Dũng cảm thừa nhận sai lầm của chính mình
Đây là hành động mà không phải người quản lý nào cũng có thể dũng cảm thực hiện, nhất là phải thừa nhận điểm sai của mình với cấp dưới. Nhiều người sếp không thể nhận sai vì cảm thấy xấu hổ, cái tôi lớn và bảo thủ với quyết định của chính mình.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhìn nhận một điều là người lãnh đạo cũng là con người và vì thế sẽ không thể nào hoàn hảo được. Việc thừa nhận điểm yếu của mình chính là một hành động dũng cảm, đáng được tuyên dương để khích lệ tinh thần nhân viên. Từ đó, người cấp dưới sẽ nhìn vào đó mà khắc phục những sai lầm tương tự của mình.
Quan tâm và lắng nghe ý kiến của nhân viên
Trong bí kíp nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới còn có yếu tố quan tâm, lắng nghe. Một người lãnh đạo thành công chính là người biết lắng nghe ý kiến và củng cố, xây dựng các mối quan hệ cấp dưới của mình. Từ đó, họ sẽ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới để đưa ra lời khuyên hữu ích nhất. Sự quan tâm này sẽ phá bỏ rào cản giữa hai danh xưng cấp trên – cấp dưới vô cùng hiệu quả.
Nghệ thuật “công bằng, công tâm”
Thêm một nghệ thuật mà những ai là cấp trên cần trau dồi thêm, đó chính là luôn phải có sự công bằng, công tâm giữa các vấn đề. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi một doanh nghiệp có nhà lãnh đạo luôn rõ ràng minh bạch khi giải quyết tất cả các sự việc. Đức tính này cần được ưu tiên trong cuộc sống, để nhân viên luôn cảm thấy bản thân được tôn trọng và yên tâm khi làm việc. Có như vậy, cấp dưới mới hoàn toàn tin tưởng vào người sếp, vì lúc nào vấn đề cũng được công tư phân minh.
Biết cách gắn kết nhân viên cấp dưới
Một doanh nghiệp phát triển, ngoài doanh thu thì phải cần có sự gắn kết giữa các nhân viên với nhau. Và điều này phải được dẫn dắt bởi người lãnh đạo tâm lý. Chúng ta đều biết rằng nếu làm việc trong môi trường áp lực, nhân viên làm việc riêng rẽ không thể nào tạo nên sự thống nhất, dẫn đến thành công được. Ngược lại, nhân viên xem việc đi làm là để cống hiến, thỏa sức thể hiện đam mê thì sẽ mang lại hiệu quả về mặt tinh thần và chất lượng.
Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới đã được bật mí qua trong bài viết này. Qua đó, bạn cũng hiểu rằng tầm quan trọng của mối quan hệ này trong một doanh nghiệp. Đây là hai cá thể tuy danh xưng có phân chia cấp bậc nhưng nhìn chung phải thống nhất và giúp đỡ nhau để cùng phát triển.