Nhiều người rất ngại khi phải từ chối một lời đề nghị nào đó vì tâm lý sợ mất lòng, bị quở trách. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng hợp lý và vừa sức với chúng ta, sẽ có những lúc cần đưa ra lời từ chối. Vậy, làm sao để có cách từ chối khéo léo trong công việc mà dù không đảm nhận nhưng đôi bên vẫn có thể hợp tác làm việc trong vui vẻ?
Bí quyết 1: Cần cân nhắc vấn đề trước khi từ chối
Có thể do mới quen biết hoặc sợ làm mất lòng người khác nên chúng ta thường đồng ý tất cả mọi việc mà đồng nghiệp nhờ vả. Đầu tiên, đừng vội vàng từ chối ngay mà phải xem xét nghiên cứu thật kỹ công việc được giao ấy. Liệu bản thân có thể xử lý và mất bao nhiêu thời gian để hoàn thiện. Đó là công việc có ý nghĩa hay chỉ là những việc vặt vãnh, hãy cân nhắc chúng cẩn thận và lấy một lý do phù hợp để từ chối.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý là đừng dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ xong rồi vẫn từ chối. Vì như vậy sẽ làm mất thời gian của đôi bên và vô tình làm cho lý do từ chối thiếu sự chân thật, gây mất thiện cảm.
Bí quyết 2: Không đủ kỹ năng để hoàn thành
Lý do mà nhiều người từ chối giúp đỡ người khác là do không đủ kỹ năng để thực hiện. Lý do này khá thông thường và chính đáng vì năng lực của mình thì chỉ có chính mình mới hiểu rõ nhất, không ai có thể nghi ngờ bạn có đủ sức làm công việc đó hay không.
Đôi lúc bạn sẽ lo lắng vì điều đó liệu có ảnh hưởng đến những đánh giá của cấp trên đến năng suất và hiệu quả làm việc của bạn hay không. Nhưng đừng lo lắng quá nhiều, khi bạn đủ khả năng, bạn hãy sẵn sàng giúp đỡ mọi người và chứng tỏ năng lực của mình với sếp.
Bí quyết 3: Lý do cá nhân
Lý do này cũng là bí quyết từ chối khéo léo, sẽ không có đồng nghiệp nào hỏi quá sâu về lý do cá nhân của bạn. Có thể là có kế hoạch khác lập ra từ trước, thiết bị làm việc hỏng, bận rộn việc riêng,… nên không thể giúp đỡ được. Để tìm cho mình một lý do thì có vô vàn, tuy nhiên đừng quá lạm dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sự uy tín và gây mất lòng của mọi người.
Bí quyết 4: Loại bỏ cảm giác có lỗi ở bản thân
Một khi đã mở lời từ chối việc được đồng nghiệp giao phó thì bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý sau đó. Khi gặp vấn đề này, đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì trong cuộc sống này, chúng ta không thể nào cứ mãi đồng ý ngay cả những việc vượt ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra, bạn cũng phải ghi nhớ, cố gắng hết mình để kịp hoàn thành những công việc của bản thân đúng hạn để sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp ở nơi làm việc.
Bí quyết 5: Tìm giải pháp khác thay thế thích hợp
Nếu có thể thì bạn hãy tìm giúp đồng nghiệp một giải pháp khác thay thế khi từ chối họ. Bạn biết không, điều này giúp chúng ta đỡ cảm thấy ái ngại và còn tạo thêm sự ấn tượng. Tuy nhiên, tìm giải pháp phải thật hợp lý và giúp ích cho công việc chứ không phải tìm cho có, như vậy sẽ giảm sự uy tín nơi bạn.
Bí quyết 6: Hạn chế từ chối qua email
Nếu công việc được nhờ vả qua các hình thức như email, skype, zalo, viber,… thì bạn có thể từ chối trực tiếp qua những hình thức này. Ngược lại, nếu đồng nghiệp mở lời thì bạn cũng nên có lòng xem xét và từ chối mặt đối mặt để tránh diễn đạt sai ý, gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Tóm lại với các cách từ chối khéo léo trong công việc như trong bài viết đã đề cập đã phần nào giúp cho bạn xoa dịu cảm giác ngại ngùng. Thật ra, nếu thành tâm và đừng quá lạm dụng lời từ chối thì sẽ không người đồng nghiệp nào có thể làm khó bạn được. Hãy thật cân nhắc và hòa nhã vì biết đâu được sẽ có lúc bạn là người phải nhờ vả.