Joint venture là gì? Vai trò của Joint venture có ý nghĩa như thế nào?

Joint venture là gì? Rất nhiều người nhắc đến cụm từ này hiện nay như cách để nói về một hình thức liên kết kinh doanh thuộc một cấp độ cao hơn. Sự thật có đúng như vậy hay không? Chúng ta hãy thử tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả mang lại đối với nền kinh tế của những quốc gia mới phát triển. Tuy nhiên joint venture được đánh giá là phương pháp khả quan mang đến những sự thúc đẩy tài chính đáng kể trong thời gian gần đây. Vậy Joint venture là gì?

Joint venture là gì?

Joint venture trong Tiếng Anh có nghĩa là Liên doanh, đây là phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp có mong muốn chia sẻ quyền sở hữu đối với một đối tác bất kỳ trong hoạt động kinh doanh. Một công ty mới thành lập và đi vào hoạt động riêng biệt sẽ có ít nhất hai cá nhân có quyền sở hữu kinh doanh.

 Điều đó giúp công ty đi vào quỹ đạo và hoàn thiện được mục tiêu kinh doanh sớm hơn. Như vậy được gọi là công ty liên doanh. Một hình thức liên doanh mang đến những kết quả khả quan cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hình thức liên doanh này càng phát huy công dụng tối ưu hơn.

Các hình thức liên doanh phổ biến hiện nay

Có 4 hình thức liên doanh phổ biến được áp dụng trên thế giới hiện nay, và tại Việt Nam hình cũng có những hình thức liên doanh cụ thể như sau:

Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture):

Với hình thức này, hai bên liên doanh sẽ đầu tư các hoạt động kinh doanh theo mảng xuôi dòng. Trong đó, sẽ có các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và hoàn thiện sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

 Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture):

Là một trong những hình thức liên doanh hai bên liên kết và chuyển sang các hoạt động kinh doanh ngược dòng. Các hoạt động này liên quan đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô là chính.

Liên doanh mua lại (Buy Back joint venture)

Đây là hình thức các đầu vào của nó đã được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận bởi những đối tác trong liên doanh. Trong đó, một liên doanh sẽ được mua lại cơ sở sản xuất có quy mô tối thiểu nhất định. Muốn như vậy, cơ sở đó phải có quy mô và hiệu suất nhất định. Khi bên nào có đủ nhu cầu sẽ được điều về bên đó.

Với hình thức này, đối tác có thể xây dựng một cơ sở để phục vụ nhu cầu cho họ và hưởng những lợi ích từ quy mô mang lại.

Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture)

Trong hình thức này sẽ có một đối tác hội nhập theo mảng xuôi dòng, và đối tác kia thì ngược dòng. Ví dụ như một nhà sản xuất sữa tươi sẽ có thể liên kết với nhà bán lẻ để thành lập công ty phân phối với quy mô lớn hơn. Mỗi bên đều sẽ thu về được những lợi nhuận khác nhau cho mình.

Những ưu điểm và nhược điểm việc liên doanh mang lại

Ưu điểm của liên doanh

Mỗi bên đều chịu rủi ro như nhau, cho nên gánh nặng sẽ được san sẻ đều cho hai bên hơn là một công ty sở hữu toàn bộ.

Công ty có thêm được môi trường mới để kinh doanh và thành lập những chi nhánh sở hữu toàn bộ. Trong đó, sẽ có một số công ty liên doanh được đối tác mua lại và công ty có thể thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn.

Tại một số nước, chính phủ yêu cầu quyền sở hữu và chia sẻ với những công ty nước ngoài. Điều này sẽ giúp cải thiện được tính cạnh tranh của các công ty trong nước. Nhờ đó, họ có thể học hỏi các công ty quốc tế nhiều hơn. Ngược lại, chính phủ cũng sẽ không cần can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của các công ty.

Nhược điểm của liên doanh

Liên doanh ít nhiều cũng sẽ xảy ra những sự tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên. Đa phần là ở những công ty liên doanh 50:50, mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau, điều này sẽ xảy ra những bất đồng cãi vã. Nếu không thống nhất được với mỗi bên có thể xảy ra tranh chấp là điều chắc chắn sẽ gây nên thiệt hại.

Đánh mất quyền kiểm soát trong quá trình liên doanh, xảy ra khi chính quyền sở tại là một trong số những đối tác. Vấn đề này chỉ xảy ra đối với một số nước nhạy cảm về nền văn hóa. Hoặc một số ngành nghề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như truyền thanh, quốc phòng, y tế…

Do có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của liên doanh tác động lên việc bảo tồn văn hóa, an ninh của một quốc gia…

Joint venture là gì? Đã được chúng tôi trình bày trong nội dung phía trên. Mong rằng, những thông tin này thật sự hữu ích đối với bạn trong thời điểm hiện tai. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác.