Những Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin Được Ưa Chuộng Nhất Trong Thị Trường Việc Làm Hiện Nay

Những Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin Được Ưa Chuộng Nhất Trong Thị Trường Việc Làm Hiện Nay

Nếu bạn có niềm đam mê với chiếc máy tính và bạn có năng khiếu trong lĩnh vực công nghệ, nhưng bạn lại phân vân về những cơ hội nghề nghiệp trong thời đại công nghệ số hiện nay.  Hoặc bạn đang có nhu cầu tìm việc làm IT, nhưng lại chưa có một sự lựa chọn nhất định cho bản thân mình. Thật ra, không chỉ có riêng bạn đâu mà còn rất rất nhiều người đang theo đuổi các việc làm IT vì sự phát triển nhanh chóng và sự tiện dụng mà công nghệ mang lại cho đời sống của nhân loại. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những cơ hội sự nghiệp trong thị trường việc làm IT mà đang được ưa chuộng nhất hiện nay, qua đó bạn có thể định hướng được đâu chính là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

Những cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Sau đây là danh sách các cơ hội nghề nghiệp phổ biến nhất hiện nay trong thị trường việc làm IT cho những ai có nhu cầu tìm việc làm, và nhất là các “chuyên gia công nghệ thông tin” tương lai của chúng ta.

Chuyên gia hỗ trợ máy tính

Công việc này vẫn thường được nhiều bạn lựa chọn làm theo hình “part – time” (bán thời gian) hơn là “full –  time” (toàn thời gian) . Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó và không nhừng trau dồi kỹ năng, thì đây chính là một cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho bạn đấy.

Nhà phát triển phần mềm

Bạn yêu thích những ký tự và có niềm đam mê trong việc mã hóa các ký tự, thì vị trí “phát triển phần mêm” chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn đấy.

Làm việc tại vị trí phát triển phần mềm, bạn sẽ phải là một chuyên gia về ngôn ngữ lập trình. Và theo một số khảo sát hiện nay, thì vị trí này đang rất được ưa chuộng trong hầu hết các công ty công nghệ và bạn chắc chắn có thể “kiếm chác” được một khoảng thu nhập khá từ công việc này.

Kỹ sư hệ thống máy tính

Bạn yêu thích việc giải quyết các câu đố và sự thử thách thì vị trí “kỹ sư hệ thống máy tính” chính là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho bạn đấy. Các kỹ sư hệ thống máy tính thường thiên về các quy trình cài đặt, bảo trì và sửa chữa cho toàn bộ hệ thống máy tính.  Đây cũng là một vị trí mang đến cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến cao tại các doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích tình báo kinh doanh

Là một chuyên gia phân tích tình báo kinh doanh, bạn sẽ chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu từ các phòng ban khác nhau và dựa vào đó, đưa ra các đề xuất hoặc giải pháp để cải thiện tối đa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong thị trường. Công việc này đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén cao và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.

Nhà phát triển trang Web (Mạng)

Bạn yêu thích sự sáng tạo và mong muốn cải thiện hình ảnh cho những trang web, đề xuất những ý tưởng “độc và lạ” để tăng sự thu hút thì vị trí “phát triển trang web” chính là nơi để bạn có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Và một điều quan trọng chính là, bạn nên chắc chắn rằng kết quả cuối cùng sẽ đáp ứng được mong muốn của khách hàng vì căn bản, những sự cải thiện này hoàn toàn là dựa trên ý kiến khách hàng.

Nhân viên kiểm tra chất lượng phần mềm

Vị trí này nghe có vẻ mới mẻ, nhưng thực chất lại là một nhân tố khá quan trọng. Các kỹ sư hoặc người kiểm tra chất lượng này sẽ phải theo dõi từng giai đoạn trong quá trình phát triển phần mềm và kiểm tra xem nó có đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn do công ty phát triển đặt ra hay không, đồng thời còn phải đáp ứng trong phạm vi ngân sách cho phép.

Chuyên gia phân tích bảo mật thông tin

Cũng giống như là một “hacker”, nhưng họ hoặt động hoàn toàn hợp pháp. Công việc chính của họ chính là tiến hành thử nghiệm, đánh giá và đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập ngoài luồng nào.

Giáo viên Khoa học công nghệ (Máy tính)

Nếu bạn có được sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ máy tính thì bạn có thể dùng chính kiến thức của mình để tạo ra thêm thu nhập đấy. Bất kỳ một ai cũng cần được một sự “hỗ trợ” ngay từ đầu, và việc trở thành một gia sư/giảng viên sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống tốt hơn.

Nhà nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin

Đối với các bạn đam mê tìm hiểu và khám phá thì vị trí “nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin” sẽ khiến bạn thật sự bị thu hút đấy. Vị trí này đòi hỏi bạn nên có được kiến thức chuyên sâu lẫn sự kiên trì trong việc nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin.

 

Công Nghệ Thông Tin Sẽ Mang Lại Những Cơ Hội Gì Trong Sự Nghiệp Của Bạn, Tìm Hiểu Ngay Nào

Công nghệ thông tin đang ngày một phát triển mạnh mẽ và con người ta đang dần như là chuyển hướng hoàn toàn sang thời đại “công nghệ số”. Những sự tiện ích mà một chiếc “máy tính” bé nhỏ mang đến cho chúng ta là điều không thể phủ nhận. Điều đó không lạ gì khi ngày càng có nhiều người lựa chọn theo học ngành công nghệ thông tin. Trong thời gian qua, con số đó không ngừng tăng và vẫn chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.  Bạn có nhu cầu tìm việc làm trong thị trường việc làm IT? Bạn muốn chắc chắn rằng sự lựa chọn của bạn là đúng đắn, thì bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những cơ hội mà lĩnh vực công nghệ thông tin mang lại cho bạn.

Công nghệ thông tin có thể giúp gì cho sự nghiệp của bạn?

Trước tiên, chúng ta hãy bàn về sự phổ biến của công nghệ thông tin. Bạn có thể không nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực công nghệ, nhưng hãy chắc chắn rằng, bạn có chút hiểu biết về cách sử dụng một số ứng dụng trên chiếc máy tính của mình. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn các nhân viên của họ có thể làm việc được với chiếc “máy tính” một cách hiệu quả, thậm chí là có một số yêu cầu cao trong việc sử dụng một số phần mềm quan trọng (Excell, Word, Adobe..). Thông thường, những kỹ năng này bạn chỉ nên rèn giũa qua trường lớp, vì ở các doanh nghiệp họ chỉ sẵn sàng hướng dẫn bạn về các lĩnh vực chuyên môn khác. Đó là lý do tại sao kỹ năng về công nghệ luôn là một trong những tiêu chí dễ dàng  “ghi điểm” với nhà tuyển dụng cho dù bạn ứng tuyển cho bất kỳ vị trí nào.

Nếu bạn đang theo học lĩnh vực công nghệ thông tin và có mong muốn tìm việc làm trong thị trường việc làm IT, thì chắc chắn, cơ hội nghề nghiệp lại càng rộng mở với bạn. Hiện nay, chúng ta đã không còn cảm giác xa lạ khi gán ghép các việc làm IT với cụm từ “lương nghìn đô”. Đúng vậy, nhiều công ty/doanh nghiệp sẵn sàng chi một mức lương “khủng” cho một số vị trí thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin như quản trị mạng, phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm và rất rất nhiều vị trí khác. Nên nếu như bạn lo lắng rằng việc làm IT không mạng lại sự thăng tiến trong sự nghiệp thì đã đến lúc bạn cần suy nghĩ lại rồi đấy.

Những sự chuẩn bị để bạn có thể phát triển tốt lĩnh vực công nghệ thông tin

Lĩnh vực công nghệ thông tin tuy có chút “khô khan” nhưng không hẳn là nó không đòi hỏi ở bạn một số kỹ năng đặc biệt. Ngoài niềm đam mê, sự kiên trì thì còn điều gì nữa có thể giúp bạn nhanh chóng nhanh chóng đạt được kết quả “vượt trội” trong lĩnh vực này, hãy tìm hiểu ngay nào.

Năng lực kỹ thuật: Điều đầu tiên chính là chúng ta cần có chính là kiến thức về công nghệ thông tin, công nghệ thông tin là gì và những ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống hoặc công việc.

Kỹ năng quản lý năng lực công nghệ của hệ thống thông tin: Và điều quan trọng thứ hai chính là bạn cần trả lời được những câu hỏi như “Những quy trình cần thiết nào để quản lý hệ thống thông tin?” hoặc “Những ứng dụng công nghệ nào nên được sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống?”

Năng lực tổ chức trong việc áp dụng công nghệ: Cũng giống như kỹ năng quản lý năng lực công nghệ của hệ thống thông tin, bạn cần có kỹ năng tổ chức tốt để có thể sắp xếp hiệu quả các ứng dụng nhằm tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.

Kỹ năng mềm: Nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là một số kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán hoặc làm việc nhóm cũng là một trong những tiêu chí có thể giúp bạn thăng tiến nhanh chóng trong công việc đấy

 

Một số tip chuẩn bị cho buổi phỏng vấn việc làm ngành IT

Khi phỏng vấn tìm việc làm trong thị trường việc làm IT, bạn có thể sẽ được hỏi các câu hỏi về cách bạn xử lý các tình huống khó khăn và câu hỏi về cách bạn đóng góp tạo ra các sáng kiến ​​thành công.

Chuẩn bị một số câu chuyện hay nhất của bạn trước buổi phỏng vấn — và đảm bảo đã thực hành trước tại nhà. Những câu chuyện tuyệt vời luôn hấp dẫn nhà tuyển dụng bởi vì chúng dễ hiểu và dễ dàng đặt câu hỏi. Trình bày cụ thể các chi tiết cũng làm tăng thêm độ tin cậy cho thành tích của bạn.

Thực hành câu trả lời của bạn cho những câu hỏi phỏng vấn phổ biến ở thị trường việc làm IT như sau :

1. Cho tôi biết về bản thân bạn. Điều này thường dễ dàng để trả lời nhưng nhiều người phỏng vấn tìm việc làm ở thị trường việc làm IT thực sự kém với câu hỏi này. Những gì người phỏng vấn của bạn muốn là một câu trả lời rõ ràng cho thấy một cái gì đó về cá tính và phong cách làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Bạn có đam mê quá trình Agile, luôn luôn cập nhật ngôn ngữ mã hóa máy tính mới nhất hoặc một người thích các chi tiết trừu tượng của tự động hóa QA?

2. Bạn thích điều gì về công việc hiện tại của bạn? Chuẩn bị một câu trả lời chu đáo và đảm bảo những gì bạn thích ở công việc hiện tại của bạn cũng áp dụng cho công việc bạn đang nộp đơn tìm việc làm.

3. Thành tựu chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin gần đây nhất của bạn là gì? Một lần nữa, câu trả lời này có vẻ hướng về phía trước hơn chỉ đơn giản về quá khứ. Chọn một thành tích thể hiện bạn có thể tỏa sáng ở vị trí bạn đang phỏng vấn tìm việc làm.

Hiểu cách trả lời các câu hỏi thuộc về kỹ thuật máy tính
Một số cuộc phỏng vấn tìm việc làm ngành công nghệ thông tin bao gồm các phần trong đó bạn sẽ được yêu cầu giải quyết các vấn đề về kỹ thuật máy tính.

Thực tế việc bạn không trả lời đúng với câu trả lời chính xác mà người phỏng vấn có trong tâm trí không có nghĩa là bạn đang thất bại trong cuộc phỏng vấn. Những người tuyển dụng cho biết rằng họ thích các ứng viên tiết lộ cách ứng viên tiếp cận vấn đề được đặt ra theo cách riêng, giúp nhà tuyển dụng có những cái nhìn mới.

Một số người phỏng vấn thậm chí sẽ hướng dẫn bạn theo một gỉai pháp tốt hơn nếu cách tiếp cận ban đầu của bạn sẽ không đưa bạn đến giải pháp đúng.

Chuẩn bị các câu hỏi hay

Bạn sẽ muốn đến với hai loại câu hỏi.

1. Các câu hỏi thể hiện sự tò mò trí tuệ và sự quan tâm đến công ty: Tham khảo trang web của công ty hoặc fan page tin tức để biết công ty đang triển khai những sáng kiến ​​gì và đặt câu hỏi cho thấy rằng bạn hiểu vai trò hoặc nhóm của bạn có thể tác động như thế nào (hoặc bị ảnh hưởng) bởi nó. Trình bày chúng với sự quan tâm của bạn.

2. Các câu hỏi giúp bạn hiểu liệu công việc có phù hợp với bạn hay không: Bạn đang phỏng vấn một công ty và người quản lý nhiều như họ đang phỏng vấn bạn và đây là thời điểm tốt để xem liệu công ty và vai trò có phù hợp không. Người quản lý tuyển dụng sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn vì biết giá trị của riêng bạn và những câu hỏi này cũng giúp bạn không thay đổi công việc sau đó.

Tránh những chủ đề này trong cuộc phỏng vấn Trong khi bạn muốn tìm hiểu xem vị trí này có phù hợp với bạn hay không, một số chủ đề nhất định được coi là điều cấm kỵ trong một cuộc phỏng vấn. Chúng bao gồm các cuộc hội thoại về tiền lương và lợi ích, và liệu bạn có thể nghỉ phép cho kỳ nghỉ hè dài mà bạn đã lên kế hoạch hay không. Bạn sẽ có thời gian để tìm ra những vấn đề đó khi bạn đã có lời mời làm việc trong tay. 

Nghi thức ăn mặc khi phỏng vấn ở thị trường việc làm IT Nhận tín hiệu từ văn hóa công ty – nhưng ăn mặc ít nhất hãy lịch sự. Nếu bạn không quen thuộc với công ty hoặc ngành công nghệ thông tin, hãy thử hỏi bạn bè những người làm việc trong ngành này. Lùng sục trang web của công ty và hồ sơ LinkedIn cho hình ảnh nhân viên, điều này cũng có thể cung cấp những manh mối quan trọng. Nói chung, phụ nữ khó có thể sai trong một chiếc váy phong cách công sở (dài đến đầu gối hoặc thấp hơn) và một chiếc áo khoác phù hợp, hoặc một bộ đồ gọn gàng. Đàn ông thường nên mặc áo khoác hoặc áo vest, có hoặc không có cà vạt phụ thuộc vào văn hóa công ty và vị trí mà bạn quan tâm. Gợi ý: Bạn ứng tuyển ở vị trí lãnh đạo, trang phục của bạn càng trang trọng hơn.