Joint venture là gì? Vai trò của Joint venture có ý nghĩa như thế nào?

Joint venture là gì? Rất nhiều người nhắc đến cụm từ này hiện nay như cách để nói về một hình thức liên kết kinh doanh thuộc một cấp độ cao hơn. Sự thật có đúng như vậy hay không? Chúng ta hãy thử tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả mang lại đối với nền kinh tế của những quốc gia mới phát triển. Tuy nhiên joint venture được đánh giá là phương pháp khả quan mang đến những sự thúc đẩy tài chính đáng kể trong thời gian gần đây. Vậy Joint venture là gì?

Joint venture là gì?

Joint venture trong Tiếng Anh có nghĩa là Liên doanh, đây là phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp có mong muốn chia sẻ quyền sở hữu đối với một đối tác bất kỳ trong hoạt động kinh doanh. Một công ty mới thành lập và đi vào hoạt động riêng biệt sẽ có ít nhất hai cá nhân có quyền sở hữu kinh doanh.

 Điều đó giúp công ty đi vào quỹ đạo và hoàn thiện được mục tiêu kinh doanh sớm hơn. Như vậy được gọi là công ty liên doanh. Một hình thức liên doanh mang đến những kết quả khả quan cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn hình thức liên doanh này càng phát huy công dụng tối ưu hơn.

Các hình thức liên doanh phổ biến hiện nay

Có 4 hình thức liên doanh phổ biến được áp dụng trên thế giới hiện nay, và tại Việt Nam hình cũng có những hình thức liên doanh cụ thể như sau:

Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture):

Với hình thức này, hai bên liên doanh sẽ đầu tư các hoạt động kinh doanh theo mảng xuôi dòng. Trong đó, sẽ có các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và hoàn thiện sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

 Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture):

Là một trong những hình thức liên doanh hai bên liên kết và chuyển sang các hoạt động kinh doanh ngược dòng. Các hoạt động này liên quan đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô là chính.

Liên doanh mua lại (Buy Back joint venture)

Đây là hình thức các đầu vào của nó đã được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận bởi những đối tác trong liên doanh. Trong đó, một liên doanh sẽ được mua lại cơ sở sản xuất có quy mô tối thiểu nhất định. Muốn như vậy, cơ sở đó phải có quy mô và hiệu suất nhất định. Khi bên nào có đủ nhu cầu sẽ được điều về bên đó.

Với hình thức này, đối tác có thể xây dựng một cơ sở để phục vụ nhu cầu cho họ và hưởng những lợi ích từ quy mô mang lại.

Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture)

Trong hình thức này sẽ có một đối tác hội nhập theo mảng xuôi dòng, và đối tác kia thì ngược dòng. Ví dụ như một nhà sản xuất sữa tươi sẽ có thể liên kết với nhà bán lẻ để thành lập công ty phân phối với quy mô lớn hơn. Mỗi bên đều sẽ thu về được những lợi nhuận khác nhau cho mình.

Những ưu điểm và nhược điểm việc liên doanh mang lại

Ưu điểm của liên doanh

Mỗi bên đều chịu rủi ro như nhau, cho nên gánh nặng sẽ được san sẻ đều cho hai bên hơn là một công ty sở hữu toàn bộ.

Công ty có thêm được môi trường mới để kinh doanh và thành lập những chi nhánh sở hữu toàn bộ. Trong đó, sẽ có một số công ty liên doanh được đối tác mua lại và công ty có thể thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn.

Tại một số nước, chính phủ yêu cầu quyền sở hữu và chia sẻ với những công ty nước ngoài. Điều này sẽ giúp cải thiện được tính cạnh tranh của các công ty trong nước. Nhờ đó, họ có thể học hỏi các công ty quốc tế nhiều hơn. Ngược lại, chính phủ cũng sẽ không cần can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của các công ty.

Nhược điểm của liên doanh

Liên doanh ít nhiều cũng sẽ xảy ra những sự tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên. Đa phần là ở những công ty liên doanh 50:50, mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau, điều này sẽ xảy ra những bất đồng cãi vã. Nếu không thống nhất được với mỗi bên có thể xảy ra tranh chấp là điều chắc chắn sẽ gây nên thiệt hại.

Đánh mất quyền kiểm soát trong quá trình liên doanh, xảy ra khi chính quyền sở tại là một trong số những đối tác. Vấn đề này chỉ xảy ra đối với một số nước nhạy cảm về nền văn hóa. Hoặc một số ngành nghề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như truyền thanh, quốc phòng, y tế…

Do có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của liên doanh tác động lên việc bảo tồn văn hóa, an ninh của một quốc gia…

Joint venture là gì? Đã được chúng tôi trình bày trong nội dung phía trên. Mong rằng, những thông tin này thật sự hữu ích đối với bạn trong thời điểm hiện tai. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác.

Bằng Đại học tiếng Anh là gì?

Sau khi tốt nghiệp Đại học, chúng ta thường nhận được một văn bằng được gọi là bằng cử nhân hoặc bằng Đại học. Tuy nhiên, một số bạn sẽ thắc mắc bằng Đại học tiếng Anh là gì? Bởi lẽ, khi viết CV tiếng Anh hoặc phỏng vấn ở những công ty nước ngoài, bạn phải biết văn bằng cao nhất mà mình hiện có để trình bày với người tuyển dụng.

Bằng đại học tiếng Anh là gì?

Bằng đại học trong tiếng Anh được gọi là Bachelor (có nghĩa là cử nhân) – là văn bằng cấp cho những sinh viên đã tốt nghiệp chương trình Đại học theo quy định ở mỗi quốc gia. Thông thường, Bachelor không được sử dụng riêng lẻ, mà được kết hợp với một số từ khác mô tả chuyên ngành mà bạn tốt nghiệp. Chẳng hạn: cử nhân luật, cử nhân kinh tế, cử nhân hóa sinh…. Mỗi sinh viên sẽ trải qua quá trình học tập tại trường Đại học kéo dài từ 3 – 4 năm, có những trường sẽ từ 5 – 6 năm, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được nhận bằng Bachelor theo chuyên ngành mình đã học.

Bachelor là một văn bằng rất quan trọng giúp bạn thể hiện trình độ chuyên môn của mình. Theo đó, bằng đại học là một trong những yêu cầu tối thiểu nhất mà nhà tuyển dụng cần có ở mỗi ứng viên.

Tại Việt Nam, hiện nay có hai chương trình đào tạo Đại học là chương trình cử nhân và chương trình kỹ sư. Theo đó, khi học chương trình cử nhân, các giảng viên sẽ giúp sinh viên nắm chắc kiến thức lý thuyết cùng với đó là kỹ năng thực hành cơ bản. Qua đó, sinh viên sẽ có trình độ chuyên môn vững vàng và đáp ứng được yêu cầu làm việc ở những doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đối với chương trình đào tạo kỹ sư, sinh viên sẽ được học thực hành nhiều hơn, các bạn sẽ được làm việc ở những nhà máy hay các trung tâm kỹ thuật. Qua đó có thể nắm chắc được các kiến thức mà thầy cô truyền đạt để ứng dụng vào thực tiễn.

Các loại bằng đại học phổ biến hiện nay

Bằng cử nhân quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration) – BBA: đây là loại văn bằng trao cho những sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành về kinh doanh, kinh tế hoặc các ngành liên quan. Chẳng hạn một số ngành như: marketing, quản trị kinh doanh, tài chính, nhân sự…. Đối với ngành học này, các bạn sẽ được đào tạo từ 3 – 4 năm ở các trường Đại học.

Bằng cử nhân kế toán (Bachelor of Accountancy): sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ này. Đặc biệt, toàn bộ chương trình học của văn bằng này chỉ tập trung vào bộ môn kế toán.

Bằng cử nhân khoa học xã hội (Bachelor of Arts/Artium Baccalaureus): đúng như tên gọi, văn bằng này trao cho các bạn sinh viên sau khi đã hoàn tất chương trình đào tạo các ngành khoa học xã hội. Theo đó, bao gồm các chuyên ngành cụ thể như: văn học, lịch sử, nghệ thuật, tâm lý, nhân văn….

Bằng cử nhân khoa học tự nhiên (Bachelor of Science): nếu bạn học các khối ngành như khoa học công nghệ, máy tính, toán học, hóa sinh…sau khi tốt nghiệp chương trình học, bạn sẽ nhận được văn bằng này.

Bằng cử nhân tổ chức quản lý (Bachelor of Arts in Organizational Management): văn bằng này sẽ được trao cho sinh viên tốt nghiệp các chương trình Đại học như nghiên cứu truyền thông, nghiên cứu nhóm hành vi, nguồn nhân lực…để áp dụng trong việc quản lý doanh nghiệp.

Bằng cử nhân khoa học máy tính và công nghệ thông tin (Bachelor of Computer Science/ Bachelor of Technology Computer): đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp các ngành về khoa học máy tính hay công nghệ thông tin, bao gồm: phần mềm máy tính, lập trình, mạng và hệ thống thông tin…sẽ được trao bằng này.

Bằng cử nhân kinh tế (Bachelor of Economics): cũng là văn bằng được cấp cho sinh viên tốt nghiệp kinh tế ở trường Đại học. Tuy nhiên, sinh viên sẽ học chú trọng vào lý thuyết toán học hơn bằng BBA.

Bachelor là một văn bằng thường được nhắc đến trong lĩnh vực giáo dục. Hy vọng, qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được bằng Đại học tiếng Anh là gì, cùng với những loại bằng Bachelor phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm một vài những văn bằng trong tiếng Anh như PhD, MA, MS, MD…để cung cấp thêm kiến thức cho bản thân nhé.

Nhân viên thời vụ là gì? Những lưu ý khi làm việc thời vụ

Vào những dịp Tết hay dịp lễ, chúng ta thường thấy rất nhiều nơi đăng tuyển nhân viên thời vụ. Đây cũng là một trong những công việc tốt tìm được lương cao dành cho sinh viên hoặc những ai muốn kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những nơi tuyển dụng uy tín thì sẽ có không ít rủi ro đối với công việc này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn nhân viên thời vụ là gì cũng như thông tin lưu ý khi tìm việc làm thời vụ.

Nhân viên thời vụ là gì?

Làm thời vụ là công việc không có thời gian lâu dài, theo Luật lao động thì thời gian làm việc thời vụ sẽ dưới 12 tháng. Thông thường, khi đăng ký làm thời vụ, người lao động sẽ ký hợp đồng lao động với công ty và đảm nhận những công việc kéo dài trung bình từ 3 – 6 tháng.

Tuy nhiên, khi tìm kiếm công việc thời vụ, trước hết bạn nên tìm trên những trang đăng tin tuyển dụng uy tín, đáng tin cậy. Có một số công việc không đòi hỏi chuyên môn cao nhưng lại nhận được một mức lương khá cao, thế nên nhiều bạn trẻ cả tin và sẵn sàng làm để kiếm thêm thu nhập bất chấp công việc là như thế nào.

Một số lưu ý khi làm công việc thời vụ

Đọc kỹ mô tả công việc và thời gian làm việc

Không chỉ là công việc thời vụ, khi tìm kiếm một việc làm mới, bạn phải đọc thật kỹ mô tả công việc, để biết mình sẽ đảm nhận những nhiệm vụ gì khi làm việc tại công ty. Có một số trường hợp, vì vội vàng, mà bạn bỏ sót những yêu cầu mà công ty đưa ra, đến khi trở thành nhân viên chính thức thì phải đảm nhận rất nhiều những công việc khác, thậm chí là những việc không liên quan đến chuyên môn của bạn. Lúc này, bạn sẽ không thể khiếu nại lên công ty, vì lỗi do chính bạn đã không đọc kỹ mô tả công việc ngay từ đầu.

Hơn nữa, thời gian làm việc cũng là một phần bạn nên xem xét kỹ khi làm việc thời vụ. Thế nên, bạn cần trao đổi rõ ràng về thời gian làm việc cũng như mức lương tương ứng với phần công việc phải làm, tránh làm việc quá sức mà không được trả mức lương xứng đáng.

Có hợp đồng và cam kết rõ ràng

Việc làm thời vụ là một công việc ngắn hạn, thế nên sẽ có nhiều nơi tuyển dụng không có hợp đồng công việc rõ ràng, cùng với đó một số bạn cũng sẽ chủ quan trong vấn đề này mà không yêu cầu hợp đồng lao động từ phía công ty. Tuy nhiên, một lời khuyên là khi bạn lựa chọn công việc thời vụ, dù thời gian ngắn thì bạn cũng phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hợp đồng để xác nhận sự có mặt của bạn ở nơi làm việc, cũng như quyền lợi cho người lao động và dễ dàng khiếu nại khi xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh.

Khi đã được cung cấp hợp đồng, nên đọc kỹ các điều khoản bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ, xem xét có tương ứng với mô tả công việc trước đó hay không. Nếu không có hợp đồng, một số nơi sẽ lợi dụng điều đó rút bớt tiền lương của bạn hoặc thậm chí là không trả lương.

Tránh xa những nơi yêu cầu đặt cọc tiền

Khi tìm kiếm các công việc thời vụ, tốt nhất là bạn nên tránh xa những công việc yêu cầu đặt cọc tiền giữ chỗ, tiền bảo đảm hay bất kì các loại chi phí nào khác để nhận việc. Bởi vì sẽ không có bất kỳ một doanh nghiệp uy tín nào yêu cầu nhân viên thời vụ phải bỏ tiền để làm việc. Thế nên, khi tìm việc, bạn nên lưu ý và tránh xa những thông tin công việc như việc nhẹ lương cao, ít thời gian, bắt nhân viên phải đóng tiền và hứa hẹn đến khi hoàn tất công việc thì trả lại.

Qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được nhân viên thời vụ là gì. Có thể nói thời vụ luôn là một công việc hấp dẫn đối với nhiều người bởi thời gian công việc ngắn với mức lương khá cao. Tuy nhiên, trước khi làm bất cứ công việc gì, bạn cũng phải xem xét kỹ mô tả công việc, thời gian mức lương cũng như yêu cầu phải có hợp đồng rõ ràng.

Sale là gì? Nhân viên sale cần có những kỹ năng gì?

Sale là một ngành nghề được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những bạn trẻ. Cùng với đó, các doanh nghiệp hiện nay khá chú trọng tìm kiếm nhân sự và đầu tư một đội ngũ nhân viên sale chuyên nghiệp để thúc đẩy doanh số cho công ty. Vậy sale là gì? Để trở thành nhân viên sale cần có kỹ năng gì?

Sale là gì?

Sale có nghĩa là bán hàng, đây là một bộ phận quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bởi vì, nhân viên sale là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để thuyết phục họ mua hàng và mang về doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo đó, nhân viên bán hàng sẽ giao tiếp với khách hàng nhằm giới thiệu về sản phẩm, giúp khách hàng chọn được những mặt hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, nhân viên sale sẽ là người tư vấn và giải đáp những thắc mắc mà người mua gặp phải để thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Những kỹ năng mà nhân viên sale phải có

Kỹ năng giao tiếp

Để bán hàng tốt và tăng doanh số, đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Yêu cầu đầu tiên là ở giọng nói, nhân viên sale thường là những người có giọng nói nhẹ nhàng, ngọt ngào để thu hút khách hàng, làm sao khiến họ cảm thấy dễ chịu khi giao tiếp với bạn.

 Bên cạnh đó, khi gặp khách hàng, bạn phải thể hiện một thái độ niềm nở và nhiệt tình chào hỏi. Ngay cả khi họ có mua hay không mua sản phẩm, bạn cũng phải giữ một thái độ nhiệt tình, vui vẻ và đừng quên mỉm cười với họ. Như thế, khách hàng sẽ nghĩ đến sản phẩm của bạn đầu tiên khi chọn mua ở những lần sau hoặc giới thiệu cho những người có nhu cầu sử dụng.

Kỹ năng giao tiếp thông minh còn thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ cảm thấy nóng giận hay khó chịu với khách hàng, ngay cả khi gặp những người thiếu tôn trọng hoặc gặp những khách hàng thờ ơ. Chưa hết, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với họ, chẳng hạn gật đầu nếu đồng ý với ý kiến của khách hàng hoặc giao tiếp với họ bằng mắt.

Kỹ năng lắng nghe

Là một nhân viên bán hàng, không phải lúc nào bạn cũng nói và tranh luôn phần nói của người khác. Ngược lại, bạn nên để họ trình bày, bạn sẽ biết người mua thắc mắc những gì, nhờ đó bạn sẽ biết cách đưa ra những thông tin về sản phẩm, đánh trúng tâm lý của khách hàng.

Chính vì thế, đừng bao giờ “chăm chăm” giới thiệu quá nhiều về sản phẩm mà bắt khách hàng phải lắng nghe, họ sẽ cảm thấy khó chịu và nhàm chán. Bên cạnh đó, biết lắng nghe sẽ giúp người khác cảm thấy được đồng cảm và tôn trọng, bạn sẽ nhận được lòng tin từ khách hàng và khả năng mua hàng của họ sẽ cao hơn.

Kỹ năng thuyết phục

Mục tiêu của cuối cùng nhân viên bán hàng là chốt sale. Vậy làm thế nào để chốt sale hiệu quả? Câu trả lời là bạn phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng khéo léo. Theo đó, để thuyết phục khách hàng, bạn nên chỉ ra những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho họ thay vì đưa ra những tính năng không có ích cho người mua. Cùng với đó, bạn không nên sử dụng những từ chuyên môn hay hoa mỹ, mà hãy dùng những từ ngữ đơn giản, gần gũi và dễ hiểu, giúp khách hàng có thể hiểu hết những ý mà bạn truyền đạt.

Kỹ năng làm việc nhóm

Nhân viên sale thường tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn là đồng nghiệp, không có nghĩa là nhân viên sale sẽ làm việc độc lập và không cần phải làm việc nhóm. Ngược lại, bạn phải thường xuyên trao đổi với cấp trên và đồng nghiệp, để đưa ra phương pháp sale tối ưu và mang về doanh thu cao cho doanh nghiệp.

Như đã biết, sale là một công việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng, thế nên đòi hỏi nhân viên sale phải là người hoạt ngôn, giao tiếp tốt cũng như thuyết phục hiệu quả. Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã biết rõ sale là gì. Nếu bạn yêu thích công việc bán hàng, bạn có thể thử sức với lĩnh vực sale và đừng quên trau dồi những kỹ năng thật tốt để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.

Lĩnh Vực IT Có Thể Giúp Ích Gì Cho Sự Nghiệp Của Bạn

Bạn Đang Phân Vân Lĩnh Vực IT Có Thể Giúp Ích Gì Cho Sự Nghiệp Của Bạn, Vậy Hãy Tham Khảo Ngay Những Lý Do Sau Đây Nhé

Công nghệ thông tin đã không còn là một sự xa lạ với tất cả chúng ta bởi sự tiện ích mà nó mang lại trong cuộc sống lẫn công việc và chính vì thế, nó đã dẫn đến nhu cầu tìm việc làm trong lĩnh vực công nghệ ngày một phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rất rộng lớn, chuỗi công việc liên quan đến nó cũng rất đa dạng và chắc chắn rằng, bạn sẽ có được nhiều sự lựa chọn cho bản thân mình. Nếu như bạn có năng khiếu và niềm đam mê với chiếc máy tính, nhưng bạn lại không biết rằng công nghệ thông tin có thể mang lại cho bạn bất kỳ cơ hội nghề nghiệp gì hay không, thì bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng giải đáp những thắc mắc đó.

Là một nền công nghiệp đang phát triển nhanh chóng

Đúng vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Chỉ bằng một chiếc máy tính, bạn đã có thể giải quyết được bao nhiêu công việc, đó chính là “sức mạnh” của công nghệ thông tin, và tất nhiên nếu bạn có thể thông thạo được lĩnh vực này, thì bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề tìm việc làm nữa.

Không cần biết bạn có phải là một chuyên gia chuyên sâu với chiếc máy tính hay không, nhưng nếu bạn có được ít nhiều những kỹ năng về công nghệ, thì việc nâng cấp sự nghiệp trong tương lai của bạn sẽ không còn là một vấn đề nữa.

Học hỏi được nhiều kỹ năng mới

Bạn đang bị mắc kẹt trong công việc đầy triển vọng của mình? Vậy thì đã đến lúc bạn nên suy nghĩ đến việc trang bị ngay cho mình những kỹ năng “tuyệt vời” khác rồi đây, và những kỹ năng về công nghệ thông tin chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Thật ra, các việc làm IT không phải là những công việc hoàn toàn “cứng nhắc” , và “khô khan” như bạn vẫn nghĩ, mà trái lại, chúng còn có thể giúp bạn trải nghiệm được nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ với một chiếc máy tính đấy. Chúng ta không nên lệ thuộc vào công nghệ, nhưng hãy xem công nghệ là một trợ thủ đắc lực cho mình, và nó sẽ giúp ích cho bạn.

Nguồn tài chính tuyệt vời

Như chúng ta đều biết, các công việc liên quan đến công nghệ thông tin đang ngày một phát triển mạnh mẽ và hiển nhiên, nhu cầu tuyển dụng được diễn ra liên tục. Bạn muốn tìm việc làm trong thị trường việc làm IT không hẳn là dễ dàng, nhưng sự canh tranh có lẽ sẽ “dễ thở” hơn so với một số lĩnh vực khác, và mức lương cho những vị trí này lại không hề thấp. Đây chính là một trong những lý do bạn nên bắt đầu suy nghĩ về công nghệ thông tin được rồi đấy.

Mang lại nhiều thử thách

Bạn yêu thích thử thách và những trải nghiệm, thì các việc làm IT chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn đấy. Khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể tin rằng bạn sẽ giải quyết một loạt vấn đề mỗi ngày. Vì hệ thống thông tin chính là một sự liên kết mạnh mẽ trong toàn bộ hệ thống hoạt động của một doanh nghiệp và tất cả chúng đều được móc nối với nhau, nếu bất kỳ một bộ phận nào gặp sự cố thì hiển nhiên sẽ kéo theo tất cả những bộ phận còn lại. Đây thực sự là một chuỗi dây chuyền thông minh và đầy phức tạp.

Mang lại sự hài lòng cho bản thân và người khác

Hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin không chỉ khiến bạn trở nên “cao cấp” hơn mà nó còn có thể giúp đỡ được nhiều người khác đấy. Vì bạn có thể sử dụng chuyên môn của mình để đưa ra lời khuyên và giúp đỡ đồng nghiệp cải thiện kỹ năng IT của họ, mang lại hiệu quả công việc tốt hơn.

Những công ty công nghệ có thể mang lại một nền văn hóa đầy giá trị

Thông thường, một số công ty trong lĩnh vực công nghệ vẫn là “một điểm dừng chân tuyệt vời” dành cho nhiều người vì những phúc lợi mà các doanh nghiệp đó đưa ra cho nhân viên của mình. Thêm vào đó, việc tạo dựng một môi trường mang đầy tính văn hóa cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu của các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nên chắc chắn rằng bạn sẽ không hề thiệt thòi khi quyết định cống hiến cho họ đâu.

Sự Phát Triển Mạnh Mẽ Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Và Cách Thức Mà Nó Đã Thay Đổi Công Việc Của Chúng Ta

Thời đại công nghệ đang dần “lên ngôi”, và nó bao phủ khắp mọi lĩnh vực. Chúng ta không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin và việc nó đã  “giúp sức” cho chúng ta hoàn thành một lượng lớn công việc mỗi ngày, từ những việc đơn giản cho đến phức tạp. Mỗi ngày, chúng ta đều được trải nghiệm những tiện ích mới mẻ mà những chiếc “máy tính nhỏ bé” đã mang đến cho nhân loại. Đây cũng là lý do vì sao các việc làm IT, công nghệ thông tin  không bao giờ có dấu hiệu “giảm nhiệt”, mà ngược lại ngày càng có nhiều người có nhu cầu tìm việc làm trong lĩnh vực này. Bất kỳ một công việc nào cũng yêu cầu bạn có thể làm việc hiệu quả với một chiếc máy tính, đặc biệt là ở những vị trí càng cao, bạn lại càng phải “dày dặn kinh nghiệm” hơn nữa.

Những thay đổi trong công nghệ đã dẫn đến những thay đổi lớn trong cấu trúc xã hội, và cả cách thức mà một cá nhân có thể đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc, sự “nhúng tay” của con người vào công việc sẽ ngày một ít đi. Mỗi ngày trôi qua là sự xuất hiện của những phát minh hoàn toàn mới, và phần lớn mục đích chính là giúp giảm thiểu sức lao động của con người trong các ngành công nghiệp lớn. Công nghệ thông tin là một lĩnh vực rộng lớn, và chuỗi công việc liên quan đến nó cũng rất đa dạng. Cho dù các công việc đang dần được thay thế bởi máy tính/máy móc, nhưng chúng vẫn chịu sự kiểm soát của con người để các hoạt động có thể diễn ra một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Đó là lý do vì sao, sự lựa chọn trong việc phát triển sự nghiệp của bạn đối với các việc làm IT là không bao giờ “lỗi thời”, chắc chắn là vậy.

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn khá quan ngại về sự phát triển “chóng mặt” của công nghệ thông tin, vì nó có thể dẫn đến sự thất nghiệp của một lượng lớn lao động trong các ngành công nghiệp lớn, đặc biệt là lao động chân tay. Để đánh giá một cách khách quan, thì chúng ta nên nhìn vào sự tiện ích mà công nghệ mang đến cho nhân loại, đó thật sự là một “kỳ tích”. Cuộc cách mạng công nghiệp có thể đã “phá hủy” đi một số công việc nhưng đổi lại, nó lại tao ra những công việc khác mang tầm vóc lớn lao hơn và đòi hỏi ở chúng ta sự nghiên cứu chuyên sâu hơn. Công nghệ khiến con người hoạt động không ngừng nghỉ. Qua đó, sự phát triển của ngành công nghệ gần như là một trong những thước đo “tình trạng” phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Công nghệ không chỉ thay đổi cách bạn làm việc mà còn là cách mọi người tận hưởng cuộc sống. Đối với những ai đang theo học ngành công nghệ thông tin và có nhu cầu tìm việc làm IT, thì đây thật sự là một cơ hội “béo bỡ” dành cho các bạn. Các việc làm IT trong thời gian gần đây trở nên “sốt” hơn bao giờ hết và nhu cầu tuyển dụng liên tục diễn ra.

Tất nhiên, bất kỳ điều gì cũng có sẽ những ưu, nhược điểm riêng, và ngành công nghệ thông tin cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng những lợi ích mà ngành công nghệ hiện đại đã mang đến cho chúng ta là điều không thể phủ nhận.

 

Cách Để Tìm Việc Làm Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin Mà Không Có Kinh Nghiệm Làm Việc Về It

Làm thế nào một người hiện không làm việc trong ngành công nghệ thông tin với trình độ nằm ngoài lĩnh vực này có thể tìm việc làm trong lĩnh vực IT? Câu trả lời là: Hãy nhảy vào bất kỳ công việc nào bạn có thể tìm thấy ở cấp độ sơ cấp trong một công ty- nơi luôn luôn có nhu cầu, có thể là hỗ trợ kỹ thuật máy tính hoặc giúp đỡ công việc văn phòng, sau đó chọn một số lĩnh vực tuyển dụng nổi bật, học một cách điên cuồng để đạt được chứng nhận và quay lại thị trường việc làm IT.

Giả dụ bạn là một người có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, bạn yêu thích và quyết định tìm việc làm IT nhưng không có kinh nghiệm thực tế. Công việc mơ ước của bạn là làm chuyên gia bảo mật máy tính và một ngày nào đó có thể chuyển sang vai trò tư vấn, có thể làm việc cho chính mình và mở một công ty bảo mật dữ liệu. Bạn đã có một số chứng chỉ cơ bản về công nghệ thông tin nhưng đang tìm cách đạt được chứng chỉ bảo mật và cuối cùng là CISSP. Bạn nên làm thế nào?

Bạn đang ở trong một tình huống khó khăn, có bằng MBA và cử nhân kinh doanh, và muốn làm việc trong lĩnh vực việc làm IT nên trước tiên, phải có được một số kinh nghiệm thực hành với công nghệ và tìm một công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặc dù sự đào tạo đó có một số điểm chung với công nghệ thông tin, nhưng không đủ để bạn chứng tỏ đã tốt nghiệp một chương trình đại học yêu cầu nền tảng IT (khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính hoặc tương tự) như bạn đã học. Bạn có thể có đủ điều kiện về điều gì đó ở cấp độ sơ cấp, nhưng việc thiếu kinh nghiệm trực tiếp, liên quan đến công nghệ thông tin của bạn sẽ khiến người tuyển dụng không muốn thuê bạn vào làm những công việc ở mức trung cấp mà không có kinh nghiệm như vậy.

Để đạt được mục tiêu đó, bạn nên cố gắng hết sức để tìm bất kỳ công việc nào bạn có thể tìm thấy ở cấp độ sơ cấp trong một công ty bạn có làm việc, và đồng thời bắt đầu làm việc theo cách của bạn trong quản lý dự án bằng chuyên ngành.

Chắc chắn trong khi làm việc, bạn có thể và có lẽ phải tìm cách giải quyết chương trình 70-178 của Microsoft: quản lý dự án với MS Project 2010 exam. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn phải tham gia khóa học, học tập, theo đuổi và lấy chứng chỉ Quản lý dự án chuyên nghiệp (PMP) của Viện Quản lý dự án. Nó là một chứng nhận được đánh giá cao và thường gắn liền với các vị trí trả lương cao và nhiều trách nhiệm hơn theo như các cuộc khảo sát công việc và tiền lương.

Bạn cũng cần phải quan tâm đến chứng chỉ MCSE và CISSP. Đây là cả hai chứng chỉ quan trọng và sẽ giúp tăng khả tương lai nghiệp và triển vọng của bạn. Tôi khuyên bạn nên giải quyết các bài kiểm tra dự án trước, sau đó là chứng chỉ MCSE của một số loại (với nền của bạn, bạn có thể tìm thấy các thông tin cơ sở dữ liệu thú vị, đặc biệt là chứng chỉ MCSE kinh doanh thông minh).

Vì chứng chỉ CISSP đòi hỏi bốn đến năm năm kinh nghiệm bảo mật công nghệ thông tin trong công việc, nên không có vấn đề gì trong việc học chứng chỉ này cho đến khi bạn bắt đầu nhận được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật thông tin.

Nếu bạn có thể nuôi giữ ý tưởng ở lại với vai trò hiện tại của bạn trong một thời gian lâu hơn khi bạn hoàn thành kỳ thi 70-178 và làm việc theo cách của bạn thông qua chứng chỉ PMP, bạn sẽ có thể tìm việc làm tốt hơn. Bạn sẽ mất từ 12 đến 15 tháng để hoàn thành hai chứng chỉ này, vì vậy bạn cũng sẽ có thêm kinh nghiệm làm việc và tuổi nghề bổ sung cùng một lúc ngoài chứng chỉ mới của bạn. Sau đó, bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch và theo đuổi các chứng chỉ bổ sung trong khi xây dựng cơ sở kinh nghiệm công việc của bạn cùng một lúc. Theo thời gian, bạn sẽ có thể làm việc trên khía cạnh bảo mật thông tin của mọi thứ và chạm vào tất cả các khía cạnh trên thị trường việc làm IT hiện nay.

Gắn bó với kế hoạch và làm việc hướng tới mục tiêu của bạn, chắc chắn rằng bạn sẽ có mọi điều tốt đẹp để mong đợi sự hài lòng và thành công trong sự nghiệp phía trước.

Sinh Viên Mới Tốt Nghiệp Tại Việt Nam Gắng Sức Tìm Việc Làm

Làm thế nào một người có thể có kinh nghiệm sau khi chỉ vừa tốt nghiệp đại học? không công ty nào muốn thuê một người lao động không có kinh nghiệm. Nhiều sinh viên sau khi ra trường gửi đi hàng chục CV trên các trang tìm việc làm nhưng không nhiều được nhiều nhà tuyển dụng phản hồi và gọi đi phỏng vấn. Hàng năm ra trường là điều khó khăn nhất trong lịch sử tìm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp tìm việc làm và càng ngày càng khó hơn.

Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đang được cải thiện nhưng không mở rộng đủ nhanh để hấp thu hết sự gia tăng số lượng của những luật sư, kế toán, nhà sinh học và những tay nghề trẻ khác, nước ta đang có ngày càng nhiều cử nhân tốt nghiệp đại học hơn nhu cầu. Việt Nam có khoảng một triệu học sinh phổ thông tốt nghiệp hàng năm và chỉ khoản 3% trong số họ theo học các trường dạy nghề, trong khi hầu hết những học sinh khác chỉ muốn có bằng đại học.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm được việc làm ngày càng gia tăng và nhóm này hiện chiếm 1/5 đội ngũ lao động thất nghiệp của đất nước.

Sự dư thừa?

Bộ Giáo dục cho biết gần 230,000 người có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ hiện tại không có việc làm. Để cải thiện chất lượng giáo dục, Bộ giáo dục gần đây đã ban hành chính sách với mục đích hạn chế số lượng sinh viên tại các trường. Vấn đề thất nghiệp có thể là do chất lượng giáo dục đại học nhiều hơn là sinh viên tốt nghiệp. Khoảng 25-30% lực lượng lao động ở các nước phát triển là những người tốt nghiệp đại học, trong khi tỷ lệ này chỉ có 7% ở Việt Nam. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng sinh viên có nhiều hiểu biết trong sách vở nhưng không có khả năng vận dụng những kiến thức đó để tư duy phản biện, sáng kiến, giải quyết những vấn đề phức tạp và làm việc nhóm tốt. Nhiều nhà tuyển dụng muốn tuyển một số kỹ sư, nhưng không ai trong số hàng tá người xin việc làm đáp ứng đủ yêu cầu của họ. Nhiều người lao động không biết ngoại ngữ và không theo kịp sự phát triển trong lĩnh vực của họ. Để nhân viên đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng, công ty phải chi một khoản tiền lớn để đào tạo lại người lao động cả trong và cả ngoài nước.

Sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết ở Việt Nam nghiêm trọng hơn nhiều các nước ASEAN như Singapore, Malaysia, and Thailand. Các kỹ sư địa phương không cập nhật đối với vấn đề thông tin và công nghệ, cũng như thiếu kỹ năng ngoại ngữ và sáng tạo. Các nhà quản lý có kỹ năng quản lý và kiến thức về luật và tài chính bình thường. Lỗ hổng kỹ năng và sự ăn nhập vẫn còn tồn tại giữa lớp học và nơi làm việc.

Vì vậy, bắc cầu những khoảng trống và giải quyết các nhu cầu trong tương lai cho các kỹ năng thông qua giáo dục tốt hơn, hợp tác kinh doanh trong việc phát triển các tiêu chuẩn kỹ năng và chương trình đào tạo là rất quan trọng. Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra các khuyến nghị giúp Việt Nam tăng cường việc làm, bao gồm việc điều chỉnh kế hoạch kinh tế và nhân lực, chứng chỉ kỹ năng và tăng cường quan hệ đối tác giữa các nhà cung cấp giáo dục và khu vực tư nhân.

Đang chờ đợi?

Nhiều sinh viên tốt nghiệp muốn có việc làm trong khu vực nhà nước- khu vực vốn có rất ít nhu cầu về nguồn nhân lực. Khu vực tư nhân là kén chọn, và trình độ đại học dường như không có hộ chiếu cho sinh viên lọt vào cửa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp làm việc với mức lương thấp.

Tuy nhiên, một số người không làm vậy và chờ đợi các công việc được trả lương cao mà không bao giờ đến vì họ không có khả năng tiếng Anh hoặc hiểu biết và sự tự tin để có khả năng cạnh tranh cho số ít những công việc hàng đầu. Nhiều người thất bại trong việc xin được một công việc văn phòng, nhưng lại không muốn chọn một công việc lao động tay chân, họ cho rằng có nhiều công việc ngoài kia nhưng rất ít chúng đáp ứng được kỳ vọng của họ. Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp không muốn làm lao động chân tay mặc dù họ không có công việc hoặc không có tiền bạc. Thay vào đó, họ sống dựa vào cha mẹ. Chờ đợi đã trở thành một nghề nghiệp đối với những người trẻ tuổi.

Quản lý một chuỗi nhà hàng, cà phê và cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, công ty đã thông báo tuyển dụng 20 nhân viên bán hàng và phục vụ nhưng chỉ nhận được vô cùng ít đơn xin việc. Những sinh viên mới tốt nghiệp nên làm những công việc đơn giản để lấy kinh nghiệm và học cách giao tiếp với mọi người thay vì chỉ chờ đợi cho một công việc “áo cổ trắng”. Những công việc là người giáo viên tốt nhất về các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Những Sai Lầm Thường Gặp Cần Tránh Trong Cuộc Phỏng Vấn Việc Làm IT Tiếp Theo Của Bạn

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin và là một nhà tuyển dụng ở thị trường việc làm IT, tôi đã nhận được vô số phản hồi về hiệu suất phỏng vấn của các chuyên gia công nghệ thông tin và những sai lầm mà họ đã thực hiện.

Các cuộc phỏng vấn có thể là phần khó khăn nhất trong quá trình tìm việc làm ở thị trường việc làm IT, nhưng chúng không nhất thiết cần bạn phải chuẩn bị quá kĩ tại nhà.

Cuộc phỏng vấn trực tiếp là thời gian để bạn tỏa sáng và hôm nay chúng tôi sẽ mang đến cho bạn bài viết tập trung vào một số lỗi phổ biến khi phỏng vấn tìm việc làm ở thị trường việc làm IT.

Dưới đây là một số mẹo cơ bản được đúc kết từ những buổi phỏng vấn tìm việc làm gần đây mà tôi đã trải qua – để bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tìm việc làm công nghệ thông tin của mình.

Sai lầm 1: Không biết thông tin về công ty

Có rất nhiều thông tin có sẵn trên tin tuyển dụng, máy tính cho bạn dẫn đến cuộc phỏng vấn. Biến nó thành lợi thế của bạn bằng cách tham khảo thông cáo báo chí và bất kỳ thông tin có sẵn khác trên website, máy tính để bạn có một số ý tưởng về những gì, hoặc làm thế nào, công ty đang làm.

Sai lầm 2: Không nghiên cứu người phỏng vấn

Các công cụ như LinkedIn và Internet trên máy tính có thể là tài sản lớn để tìm hiểu thông tin về người phỏng vấn của bạn. Dành một chút thời gian để tìm hiểu chúng để bạn có thể đặt câu hỏi về cách họ đã thăng chức lên các cấp bậc, những gì họ đã hoàn thành.

Sai lầm 3: Nói quá về chính bản thân bạn
Điều này thường xảy ra trong các cuộc phỏng vấn, nhưng quan trọng hơn là nó cũng mở rộng cho hồ sơ của bạn. Một số ứng cử viên bao gồm thông tin về những gì đội ngũ của họ đã đạt được, nhưng không phải là những gì họ chịu trách nhiệm cụ thể.

Nếu bạn đã học một khóa học một ngày về một chương trình cụ thể nhưng không bao giờ sử dụng nó trong công việc, nó không nên có trên hồ sơ của bạn. Nếu bạn đưa nó vào hồ sơ của bạn, hãy chuẩn bị sẵn sàng trả lời các câu hỏi về nó trong cuộc phỏng vấn – một bước sai ở đây có thể làm hoặc phá vỡ cơ hội của bạn.

Sai lầm 4: Không thể hiện sự nhiệt tình
Bạn có thực sự muốn công việc bạn đang phỏng vấn không? Nếu có hãy thể hiện mong muốn đó. Các thí sinh thường bị nản lòng bởi hình thức phỏng vấn và có thể cản trở cơ hội của mình bằng cách không thể hiện sự nhiệt tình của họ cho cơ hội.

Nếu bạn quan tâm và hào hứng với công việc, hãy truyền đạt nó cho những người phỏng vấn. Nhìn vào mắt họ và nói, “Đây là công việc mơ ước của tôi, tôi rất phấn khởi, tôi không thể chờ đợi để nghe lại, tôi muốn công việc này.” Nó thể hiện sự chủ động, quyết đoán và thái độ.
Sai lầm 5: Không phải là chính mình
Điều quan trọng là phải thể hiện một số cá tính. Thả lỏng, hãy để cá tính của bạn tỏa sáng. Nhưng đừng thể hiện một cảm giác hài hước, đừng quá lỏng lẻo khi bạn sử dụng ngôn ngữ không đúng hoặc trả lời cuộc điện thoại ở giữa cuộc phỏng vấn. Cười khi thích hợp, nhưng không phải là người bắt đầu trò đùa hoặc trờ thành anh chàng đặt một ly bia vào bữa trưa.

Sai lầm 6: Tiêu cực về công việc hiện tại hoặc quá khứ của bạn

Không ai thích nho chua, vì vậy không có vấn đề tại sao bạn lại – hoặc muốn bỏ lại công việc hiện tại của bạn, không nói xấu công ty, đội ngũ hoặc người quản lý của bạn. Ngay cả khi có một cuộc xung đột cá tính, hoặc công ty đã có doanh số kém, không đề cập đến tiêu cực và tìm một cách tích cực để trả lời những câu hỏi đó.

Đừng nói công ty kinh khủng. Nó để lại một ấn tượng xấu và bắt đầu phỏng vấn kém. Ngoài ra, hãy thông minh nếu bạn đang hoạt động trên truyền thông xã hội – nhà tuyển dụng thường sẽ sử dụng nó như một công cụ xem họ đang phỏng vấn ai.

 Sai lầm 7: Không chuẩn bị cho các câu hỏi phổ biếnBạn có thể mong đợi rất nhiều câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn nhưng không nên tự mãn — bạn vẫn nên chuẩn bị suy nghĩ của mình cho họ. Mặc dù bạn không muốn để lại ấn tượng bạn quá theo kịch bản, nhưng bạn cũng không muốn để lại ấn tượng như là người không biết chuẩn bị. Hãy đến hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bạn, cũng như cách bạn đang làm việc trên bất kỳ lĩnh vực nào cần phát triển. Những người không có mức độ tự nhận thức thường gặp khó khăn trong việc quản lý.

Sai lầm 8: Không chuẩn bị cho các câu hỏi giả địnhNhững câu hỏi này khó để chuẩn bị, nhưng người phỏng vấn quan tâm nhiều hơn đến cách bạn suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Họ muốn xem bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào, rằng bạn tháo vát và có thể suy nghĩ mọi thứ hay không. Ngay cả khi câu hỏi giả định là một kịch bản bạn chưa bao giờ có, có một cách tiếp cận có hệ thống cơ bản về cách bạn sẽ giải quyết thử thách ban đầu là một nơi tuyệt vời để bắt đầu.

Đặc Điểm Cần Thiết Đối Với Công Việc Ngành Công Nghiệp Công Nghệ Thông Tin

Kỹ năng giao tiếp

 Nói chuyện và cư xử với khách hàng vì khách hàng là quan trọng đối với một nhà phát triển web để họ tìm việc họ sẽ làm. Cùng với phần mềm máy tính đã được cung cấp cho họ mà họ sẽ cần sử dụng để hoàn thành công việc, nhà phát triển web sẽ cần phải định giá cho công việc họ làm cho khách hàng và những người tiêu dùng khác.

Cũng như nói chuyện với khách hàng trang web đó, nhà phát triển cũng sẽ cần để có thể giao tiếp với các nhân viên từ các văn phòng khác với các cơ sở trên khắp châu Âu hoặc thậm chí cả thế giới, cũng như với người chủ của họ về những nhiệm vụ cần phải hoàn thành.

Cùng với làm việc với các khách hàng thượng lưu cao cấp, nhà phát triển web cũng làm việc với đa số các giới trong cộng đồng mà ngôn ngữ kỹ thuật công nghệ thông tin không hữu ích, điều này nghĩa là nhà phát triển web phải sử dụng bằng ngôn từ mà mọi khách hàng sẽ có thể hiểu được. Cũng như điều này, các nhà phát triển web cũng làm việc riêng cho các công ty và làm thêm công việc cho các doanh nghiệp mà họ làm việc cũng như các tổ chức và hội từ thiện thứ ba.

Một khách hàng của các nhà phát triển web có thể từ các doanh nghiệp thương mại điện tử nhỏ đến các doanh nghiệp quốc gia, điều này có nghĩa là công việc họ làm sẽ khác nhau về độ khó vì một công ty quốc gia sẽ có đòi hỏi cao hơn trong khi mà một doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu đơn giản sẽ có thể không đòi hỏi cao.

Giải quyết vấn đề

Một nhà phát triển web cũng phải là một người giải quyết vấn đề tốt vì nếu có vấn đề với các gói hoặc nhiệm vụ đã được thiết lập, họ có thể nhanh chóng khắc phục nó. Cũng như điều này có thể giải quyết vấn đề với phần mềm lập trình máy tính. Nó cũng có ích khi đưa ra những ý tưởng và sản phẩm mới nếu có bất kỳ sai sót thiết kế nào.

Quản lý thời gian

Một người phát triển mạng công nghệ thông tin cũng phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt khi nói đến thời hạn cho các dự án làm việc. Cùng việc quản lý thời gian này là một kỹ năng tốt trong các cuộc gặp với khách hàng và các cuộc họp công việc.

Làm việc nhóm

Là một người phát triển mạng công nghệ thông tin, bạn phải có khả năng làm việc một cách hiệu quả và hợp tác hiệu quả với các đồng nghiệp và những người phát triển web khác cùng với việc đưa ra các ý tưởng cho những thiết kế mới cũng như các gói lập trình phần mềm.

Sáng tạo

Sáng tạo đối với một nhà phát triển web là một kỹ năng trọng yếu và là yêu cầu thường được đưa ra khi tìm việc làm vì nó có thể đưa đến những cách giải quyết độc đáo các vấn đề trong công việc. Cũng như điều này, nó giúp ích khi nói chuyện với khách hàng khi quyết định những gì họ muốn và họ muốn nó được thiết kế như thế nào. Sự sáng tạo này còn có thể giúp ích khi sử dụng mật mã.

Kỹ năng tính toán: ví dụ: kỹ năng giao tiếp và tính toán liên quan

Kỹ năng đánh máy tính cơ bản, sẽ giúp cho sự liên lạc

Kỹ năng lập trình cơ bản, các kỹ năng này liên quan đến kỹ năng tính toán

Sử dụng trên mức trung bình các ứng dụng Microsoft cơ bản như excel…

Kỹ năng giao tiếp tốt, cả văn bản và lời nói

Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt

Kiến thức tốt về máy tính, công nghệ thông tin

Chủ động và có động cơ để học tập

Kiến thức kỹ thuật là quan trọng trong ngành công nghệ thông tin và khi tìm việc làm IT cùng với kiến thức công nghệ thông tin chung, đặc biệt là cho các nhà phát triển web. Hầu hết các nhà phát triển web yêu cầu kỹ năng cụ thể trong một số lĩnh vực kỹ thuật máy tính, nhà phát triển web sẽ được yêu cầu phải có kinh nghiệm với phần mềm họ sử dụng để đem lại hiệu quả công việc.

Quy trình làm việc

Người sử dụng lao động sẽ yêu cầu người tìm việc làm IT phải nhận thức được các thủ tục và thực hành và có kiến thức về tất cả các công việc điển hình trong ngành công nghệ thông tin có liên quan. Điều này có nghĩa là có một số quy tắc nhất định, dựa trên luật pháp, xác định cách thức thực hiện công việc cũng như những gì được phép tiết lộ ngoài công việc.

Nhà tuyển dụng và nhà phát triển web sẽ cần phải nhận thức được một số luật áp dụng cho việc làm IT, chẳng hạn như bảo vệ dữ liệu và luật bản quyền. Người sử dụng lao động muốn đảm bảo rằng công ty hoặc tổ chức của họ không vi phạm pháp luật, vì vậy họ cần nhà phát triển web phải nhận thức được trách nhiệm của họ trong các lĩnh vực này.

Sức khỏe và sự an toàn

Nhà tuyển dụng phải bảo vệ về sức khỏe và an toàn cũng như phúc lợi trong công việc của tất cả các nhà phát triển web, những người khác trong hợp đồng của họ, bao gồm nhân viên thử việc, nhân viên chính thức, khách hàng, khách hàng, và công chúng nói chung. Người sử dụng lao động sẽ muốn tất cả nhân viên của họ có kiến thức về luật pháp, để họ nhận thức được trách nhiệm của mình.

Thái độ:

Độc lập

Có thể hoàn thành nhiệm vụ và đưa ra thời hạn mà không cần sự trợ giúp của các nhà phát triển web và đồng nghiệp khác. Điều quan trọng là có thể hoàn thành các nhiệm vụ phải làm thường xuyên mà không cần sự trợ giúp hoặc hỗ trợ từ đồng nghiệp khác.

Tính quyết đoán

Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà không bao giờ bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ theo tiêu chuẩn cao nhất có thể mà người chuyên nghiệp có khả năng. Làm việc như một kỹ thuật viên công nghệ thông tin, có khá nhiều nhiệm vụ có thể cực kỳ khó khăn và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, điều quan trọng là người chuyên nghiệp tiếp tục cố gắng, tập trung vào nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhất khả năng của mình.

Trung thực

Phẩm chất trung thực và có nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ, ngoài ra, bạn phải được coi là đáng tin cậy khi đối mặt với các nhiệm vụ quan trọng và được tin tưởng với các sản phẩm và sự kiện quan trọng. Luôn theo những lý lẽ đạo đức của bạn và làm điều đúng đắn trong mọi trường hợp công việc.

Khả năng lãnh đạo

Phẩm chất lãnh đạo là rất quan trọng trong việc làm IT vì những người làm việc tốt trong nhóm thường rất cần thiết trong lãnh đạo ngành công nghệ thông tin. Họ thường liên kết việc lập kế hoạch và tổ chức tốt và là một người có óc sáng kiến, kỹ năng lãnh đạo tốt khi đảm nhận những nhiệm vụ hàng đầu.

Sự tự tin

Sự tự tin là một kỹ năng khá quan trọng cần có khi làm việc trong những việc làm IT. Nhiệm vụ yêu cầu bạn phải có mức độ tin cậy hợp lý nhưng không được quá tự cao. Việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp là chìa khóa khi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, ví dụ nếu nhà phát triển Web tin chắc có nhiều khả năng rằng họ sẽ không hoàn thành do thực tế là họ có một lượng kiến thức hạn chế để xử lý công việc này thì họ có thể bị sa thải.

Tự tạo động lực

Trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, động lực tự là một kỹ năng quan trọng ở nơi làm việc. Đó cũng là một kỹ năng quan trọng khi làm việc theo nhóm vì các thành viên trong nhóm của bạn thấy rằng bạn đang tạo động lực, họ có thể nhận thấy điều này và dần dần cũng trở nên có động lực.